TAILIEUCHUNG - Mối quan hệ giữa các phạm trù và hệ thống các luận đề giác tính thuần túy

Trong tác phẩm Phê phán lý tính thuần tuý, nhà triết học nổi tiếng người Đức, (1724-1804) đã tự nhận mình là người cải cách triết học, vì chính ông đã tạo ra bước ngoặt Côpécníc trong lĩnh vực nhận thức luận bằng cách đặt ngược lại một số vấn đề mà triết học truyền thống tưởng chừng như đã giải quyết một cách trọn vẹn, xong xuôi. | Mối quan hệ giữa các phạm trù và hệ thống các luận đề giác tính thuần túy trong triết học Trong tác phẩm Phê phán lý tính thuần tuý nhà triết học nổi tiếng người Đức 1724-1804 đã tự nhận mình là người cải cách triết học vì chính ông đã tạo ra bước ngoặt Côpécníc trong lĩnh vực nhận thức luận bằng cách đặt ngược lại một số vấn đề mà triết học truyền thống tưởng chừng như đã giải quyết một cách trọn vẹn xong xuôi. Trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi không có tham vọng trình bày một cách đầy đủ bước ngoặt Côpécníc trong triết học của ông mà chỉ khai thác một vài luận điểm xung quanh vấn đề về mối quan hệ giữa các phạm trù và hệ thống các luận đề giác tính thuần tuý trong việc vận dụng các tri thức tiên nghiệm vào kinh nghiệm. Hay nói cách khác các phạm trù và hệ thống các luận đề giác tính thuần tuý có vai trò như thế nào trong việc vận dụng các tri thức tiên nghiệm vào kinh nghiệm. cho rằng bên ngoài chúng ta có các sự vật tồn tại khách quan các vật tự nó - Things in themselves các sự vật đó tác động lên các giác quan của chúng ta và tạo nên những cảm giác đa dạng. Nhờ năng lực tiên thiên của không gian mà các đối tượng được quy về những hình hài có tính xác định và nhờ năng lực tiên thiên của thời gian mà các ấn tượng các trạng thái đa dạng đó được sắp xếp theo thứ tự trước sau. Nhờ vậy chúng ta mới nhận thức được các sự vật hiện tượng của thế giới. Đương nhiên theo đó là thế giới hiện tượng. Nhưng nhận thức không dừng lại ở giai đoạn cảm tính mà cần phải tiếp tục trong giai đoạn giác tính. Bởi những biểu tượng mà chủ thể có được trong giai đoạn cảm tính còn mang tính chủ quan cá thể trong khi đó bản chất của nhận thức là đem đến những khái niệm phạm trù hay tri thức có đặc tính phổ quát và tất yếu. Để đạt được điều đó cần phải có tư duy dựa trên các khái niệm của giác tính hay các phạm trù. Các phạm trù theo cách hiểu của là những khái niệm giác tính thuần tuý mà thoạt đầu chúng được tạo nên nhờ chức năng tổng hợp thuần .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.