TAILIEUCHUNG - Phân tích bài tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ -Bài 2

Ra đời vào nửa đầu thế kỉ XVIII với nguyên tác bằng Hán văn của Đặng Trần Côn, liền sau đó được Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm diễn nôm (dịch thành quốc ngữ)(1) Chinh Phụ Ngâm đã mau đi vào lòng mọi tầng lớp quần chúng. Trải qua hơn hai thế kỉ rưỡi cho đến nay, Chinh Phụ Ngâm luôn giữ nguyên giá trị của một viên ngọc văn chương sáng ngời, một sản phẩm đáng tự hào của xứ sở vốn "nổi tiếng thi thư"(2) . | Phân tích bài tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ - Bài 2 Chinh Phụ Ngâm Ra đời vào nửa đầu thế kỉ XVIII với nguyên tác bằng Hán văn của Đặng Trần Côn liền sau đó được Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm diễn nôm dịch thành quốc ngữ 1 Chinh Phụ Ngâm đã mau đi vào lòng mọi tầng lớp quần chúng. Trải qua hơn hai thế kỉ rưỡi cho đến nay Chinh Phụ Ngâm luôn giữ nguyên giá trị của một viên ngọc văn chương sáng ngời một sản phẩm đáng tự hào của xứ sở vốn nổi tiếng thi thư 2 Nguyên tác Chinh Phụ Ngâm bằng Hán văn của Đặng Trần Côn là một tác phẩm văn chương đặc sắc. Không những giới nho sĩ Việt Nam mà cả các bậc văn nhân Trung Hoa đều yêu thích và khâm phục tác phẩm này. Bằng văn tài xuất sắc Đặng Trần Côn sử dụng thể thơ tự do như cổ phong trong Nhạc phủ hoặc thể từ mà Khuất Nguyên và Lí Bạch từng sử dụng để viết nên một tác phẩm trữ tình hiếm có mô tả tâm sự sâu xa của một thiếu phụ vắng chồng. Văn chương trong Chinh Phụ Ngâm vô cùng diễm lệ chứa chan tình cảm uyển chuyển và đầy nhạc điệu. Trong số thi phẩm Hán văn của nền văn học nước ta hiếm có tác phẩm sánh ngang được với Chinh Phụ .

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.