TAILIEUCHUNG - Báo cáo nghiên cứu khoa học " QUAN NIỆM CON NGƯỜI TRONG THƠ THIỀN CỦA TRẦN NHÂN TÔNG "

Con người - đối tượng chủ yếu của sáng tạo văn học, bao giờ cũng được người nghệ sĩ nhìn nhận, khai thác bằng quan niệm nghệ thuật. Quan niệm về con người trong nghệ thuật tuy không đồng nhất với con người trong triết học nhưng lại có những ảnh hưởng nhất định. Vì thế, tính ổn định về nghệ thuật luôn chịu sự quy định của các quan điểm chính trị, xã hội và tư tưởng triết học đương thời. Nhìn lại tiến trình phát triển của lịch sử văn học trung đại Việt Nam 10 thế. | QUAN NIỆM CON NGƯỜI TRONG THƠ THIỀN CỦA TRẦN NHÂN TÔNG Hà Ngọc Hòa Trường Đại học Khoa học Đại học Huế 1. Con người - đối tượng chủ yếu của sáng tạo văn học bao giờ cũng được người nghệ sĩ nhìn nhận khai thác bằng quan niệm nghệ thuật. Quan niệm về con người trong nghệ thuật tuy không đồng nhất với con người trong triết học nhưng lại có những ảnh hưởng nhất định. Vì thế tính ổn định về nghệ thuật luôn chịu sự quy định của các quan điểm chính trị xã hội và tư tưởng triết học đương thời. Nhìn lại tiến trình phát triển của lịch sử văn học trung đại Việt Nam 10 thế kỷ chúng ta dễ dàng nhận ra sự khác biệt của văn học Lý - Trần trong dòng chảy chung đó. Khi chưa phải chịu sự ràng buộc hà khắc của Nho giáo khi chưa có những đường hào ngăn cách Đặng Thai Mai giữa cung điện của nhà vua và làng mạc của người dân con người sống vui tươi hạnh phúc Khi vua cày ruộng quan trồng lúa. Công chúa trồng dâu và dệt tơ Vũ Quần Phương với bổn phận của mình trong buổi đầu giữ nước. Bàng bạc và ấm áp tình người tư tưởng Phật giáo bao trùm lên cuộc sống và chi phối đến tư tưởng hành động của con người trong giai đoạn này mặc dù văn học Phật giáo Không hình thành một dòng văn thơ riêng biệt dù trong một giai đoạn hay suốt chiều dài lịch sử văn học nước nhà w. Tất nhiên việc tiếp nhận một lý tưởng không đơn giản chỉ phụ thuộc vào nội dung lý thuyết của lý tưởng đó mà chủ yếu phụ thuộc vào tâm lý xã hội và 55 người tiếp nhận. Thực tế lịch sử qua nghìn năm Bắc thuộc và những tham vọng tranh giành quyền lực của các triều đại Đinh Tiền Lê đã củng cố đời sống tâm linh thiên về Phật giáo trong nhân dân và tầng lớp quý tộc. Người dân tìm đến với Phật giáo bằng niềm tin diệt khổ bằng khát vọng được bình yên hạnh phúc ở đời còn những người trí thức thông qua Phật giáo để tìm đến sự tĩnh lặng vô ưu và thanh thản tâm hồn trước từng cơn giông bão của cuộc đời. Điều ấy lý giải được vì sao nhiều nhà sư - nhà thơ là nhà yêu nước là tướng lĩnh cầm quân giết giặc nhưng tâm hồn lại hướng về Phật giáo theo .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.