TAILIEUCHUNG - một số bài toán ứng dụng cực trị và cực đối

Cực và đối cực được áp dụng để giải khá nhiều các bài toán hình học phẳng. Nhiều bài toán nếu không dùng cực và đối cực thì con đường đến lời giải có lẽ sẽ phức tạp hơn rất nhiều. Trong bài viết này tôi xin trình bày một số bài toán có sử dụng cực và đối cực để giải quyết. Rất mong được sự góp ý của các bạn. | Một số bài toán dùng cực và đối cực Cực và đối cực được áp dụng để giải khá nhiều các bài toán hình học phẳng. Nhiều bài toán nếu không dùng cực và đối cực thì con đường đến lời giải có lẽ sẽ phức tạp hơn rất nhiều. Trong bài viết này tôi xin trình bày một số bài toán có sử dụng cực và đối cực để giải quyết. Rất mong được sự góp ý của các bạn. 1. Các bài toán nhỏ Đây là các bài toán chủ yếu được suy ra khá trực tiếp từ những tính chất cơ bản của cực và đối cực. Vì thế lời giải của chúng thường rất ngắn gọn. Cũng có một số bài toán dùng cực và đối cực làm một bước đệm trong lời giải của chúng. Bài toán 1 Australian-Polish 98 Cho 6 điểm A B C D E F thuộc một đường tròn sao cho các tiếp tuyến tại A và D đường thẳng BF CE đồng quy. Chứng minh rằng các đường thẳng AD BC EF hoặc đôi một song song hoặc đồng quy. Trường hợp 3 đường thẳng đó đôi một song song dễ thấy nên ta chỉ xét khi chúng có cắt nhau. Nếu gọi điểm đồng quy của BF CE là K thì KA KD là các tiếp tuyến của K với đường tròn nên AD là đường đối cực của K. Theo như tính chất của tứ giác nội tiếp thì BC và EF sẽ cắt nhau tại 1 điểm thuộc đường đối cực của K tức thuộc AD. Bài toán 2 Cho tam giác ABC. Đường tròn nội tiếp I tiếp xúc với BC CA AB lần lượt tại D E F. K là một điểm bất kỳ thuộc đường thẳng EF. BK CK cắt AC AB lần lượt tại E F . Chứng minh rằng E F tiếp xúc với I . Gọi giao điểm của DK và I là J và qua J kẻ tiếp tuyến với I cắt AC AB tại M N. Ta thấy rằng EF DJ BM và CN đồng quy. Rõ ràng điểm đồng quy đó là K nên M trùng với E N trùng với F tức E F tiếp xúc với I . Chú ý là trong bài toán này thì điểm K có thể di chuyển trên cả đường thẳng EF mà kết quả không thay đổi. Hơn nữa nếu gọi D là giao điểm của E F với BC thì tương tự cũng có CF AD FD và AD BE DE đồng quy. Phát biểu lại thì có điều kiện cần và đủ để một đường thẳng tiếp xúc với đường tròn nội tiếp như sau Cho tam giác ABC. Đường tròn nội tiếp I tiếp xúc với BC CA AB lần lượt tại D E F. Đường thẳng l cắt các cạnh BC CA AB lần lượt tại D E F . .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.