TAILIEUCHUNG - LUẬN VĂN: Thực tiễn áp dụng pháp luật và phương hướng hoàn thiện những quy định của pháp luật Việt Nam về diện và hàng thừa kế

Lao động có ích của mỗi người là nguồn gốc tạo ra của cải xã hội. Song để biến lao động thành một hoạt động tự giác, phát huy được tính năng động, sáng tạo của người lao động thì xã hội phải quan tâm tới lợi ích của họ. Chính vì thế chế định quyền sở hữu nói chung và chế định quyền thừa kế nói riêng ra đời là một trong những phương thức pháp lý cần thiết để bảo toàn và gia tăng tích lũy của cải trong xã hội. Về mặt tâm lý cá. | LUẬN VĂN Thực tiễn áp dụng pháp luật và phương hướng hoàn thiện những quy định của pháp luật Việt Nam về diện và hàng thừa kế mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Lao động có ích của mỗi người là nguồn gốc tạo ra của cải xã hội. Song để biến lao động thành một hoạt động tự giác phát huy được tính năng động sáng tạo của người lao động thì xã hội phải quan tâm tới lợi ích của họ. Chính vì thế chế định quyền sở hữu nói chung và chế định quyền thừa kế nói riêng ra đời là một trong những phương thức pháp lý cần thiết để bảo toàn và gia tăng tích lũy của cải trong xã hội. Về mặt tâm lý cá nhân không chỉ muốn mình có quyền năng đối với khối tài sản của mình khi còn sống mà còn muốn chi phối nó ngay cả khi đã chết. Vì vậy Nhà nước đã công nhận quyền thừa kế của cá nhân đối với tài sản coi thừa kế là một trong những căn cứ xác lập quyền sở hữu. Điều này không chỉ có tác dụng kích thích tính tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng mà còn tạo động lực phát triển lòng say mê kích thích sự quản lý năng động của mỗi con người tạo ra sự thi đua thầm lặng của mỗi cá nhân nhằm nhân khối tài sản của mình lên bằng sức lực và khả năng sáng tạo mà họ có. Khi họ chết các tài sản của họ để lại sẽ trở thành di sản và được phân chia cho các thế hệ con cháu. Và nếu như con cháu chính là sự hóa thân của ông bà bố mẹ là sự kéo dài nhân thân của mỗi người thì sự chuyển dịch di sản theo chế định thừa kế chính là sự nối tiếp về quyền sở hữu. Vì vậy một người coi là đã chết nhưng chết chưa hẳn là đã chấm dứt mà một phần con người đó còn hiện hữu tồn tại trong con cháu trong những di sản mà họ để lại. Pháp luật công nhận quyền thừa kế của cá nhân đã đáp ứng một phần mong mỏi của con người là tồn tại mãi mãi. Chính vì thế pháp luật thừa kế trên thế giới nói chung và pháp luật thừa kế ở Việt Nam nói riêng đã không ngừng phát triển và hoàn thiện. Trong hệ thống pháp luật Việt Nam sau Hiến pháp 1992 Bộ luật dân sự BLDS chiếm vị trí đặc biệt quan trọng tạo lập hành lang pháp lý cho các cá nhân khi thực .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.