TAILIEUCHUNG - Thu gom nước mưa - giải pháp bổ sung nhân tạo nước dưới đất
Thu gom nước mưa từ các nhà cao tầng, từ đường phố, sân vận động, từ những khoảnh đất trống. thoát xuống tầng chứa nước để chống úng ngập mặt đất và lấp đầy khoảng không gian tầng chứa nước " | Thu gom nước mưa - giải pháp bổ sung nhân tạo nước dưới đất Thứ bẩy, ngày 09 tháng 04 năm 2011 cập nhật lúc 11:36 Thùng hứng nước mưa từ mái tôn "Thu gom nước mưa từ các nhà cao tầng, từ đường phố, sân vận động, từ những khoảnh đất trống. thoát xuống tầng chứa nước để chống úng ngập mặt đất và lấp đầy khoảng không gian tầng chứa nước "bị tháo khô" do hạ thấp mực nước trong quá trình khai thác nước. Nước mưa thu gom từ mái nhà có chất lượng hoàn toàn thỏa mãn với yêu cầu nước dùng làm nguồn phục vụ cấp nước. Nước trên vỉa hè, đường phố, trước khi cho thoát xuống dưới lòng đất cần tập trung trong các giao thông hào, hố đào để lắng lọc sơ bộ. Giải pháp này có thể được thực hiện ở các thành phố, đặc biệt ở Hà Nội, Chí Minh sẽ như "bắn một mũi tên trúng hai đích". Với giải pháp này, theo PGS. TS. Đoàn Văn Cánh (Trường ĐH Mỏ Địa chất), sẽ là cách tốt nhất bổ sung nước dưới đất và chống úng ngập cho thành phố Hà Nội. Theo ThS. Nguyễn Thị Thanh Thủy (Trường ĐH Mỏ - Địa chất), nguồn cung cấp nước cho thành phố Hà Nội có quan hệ thủy lực với sông Hồng, sông Đuống. Trong khi đó một số bãi giếng khai thác nước dưới đất như bãi giếng Ngô Sỹ Liên, Hạ Đình, Tương Mai, Ngọc Hà, Mai Dịch, Pháp Vân lại phân bố xa sông, không có điều kiện nhận nguồn nước mặt làm mực nước dưới đất ngày càng bị hạ thấp. Mặt khác, Hà Nội nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm, mưa nhiều, lượng mưa cao nhưng phân bố không đều cả theo không gian lẫn thời gian. 70-90% tổng lượng mưa tập trung vào mùa mưa với cường độ lớn làm cho thành phố thường xuyên bị úng ngập, đặc biệt trong các quận nội thành. Với giải pháp thu gom nước mưa, một mặt thoát được nước mưa nhanh chóng xuống lòng đất ngay tại vị trí úng ngập bằng những công trình đơn giản, không chiếm diện tích trên mặt, mặt khác chính lượng nước đó có thể bổ sung cho phần nước dưới đất đã bị lấy đi. Những giải pháp thu gom nước mưa từ mái nhà, đường phố thoát nước vào lòng đất đã được xây dựng ở hầu khắp các thành phố của Anh, Mỹ, Úc, Đan Mạch, Hà Lan, đặc biệt ở Ấn Độ, Banglades, Nêpan, Hawaii - những nước có điều kiện khí hậu, mưa nhiều tương tự như ở Việt Nam. Theo Đoàn Văn Cánh, phương pháp thu gom nước mưa từ mái nhà là phương pháp lý tưởng dành cho những khu chung cư mà ở đó mặt đất bị bê tông hóa không thấm nước và một lượng lớn nước từ mái nhà hay dòng chảy trên bề mặt chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn sau những trận mưa lớn. Nước mưa từ mái nhà thu gom đưa vào tầng chứa nước qua giếng khoan vào tầng chứa nước bằng hình thức tự chảy, không cần bơm ép. Theo thí nghiệm đổ nước ở vùng Hà Nội, lưu lượng hấp thu đơn vị của tầng chứa nước Pleistocen tối thiểu bằng 90 lít/phút trên một mét chiều dài ống lọc. Để hạn chế sự hạ thấp mực nước, PGS. Đoàn Văn Cánh cho rằng, công tác quy hoạch xây dựng thành phố phải xem xét đến mọi khía cạnh, trong đó phải xét đến đặc điểm Địa chất thủy văn của vùng. Ở Hà Nội phải dành quỹ đất hai bên bờ sông Hồng từ Đan Phượng xuống Thường Tín làm dải công viên cây xanh. Và trong dải ven sông này nên dành một chút quỹ đất chỉ để xây dựng các công trình khai thác nước dưới đất có thể là giếng đứng, hành lang thu nước ven sông, hoặc có thể xây dựng các tuy nen thu nước dưới đáy lòng sông. Minh Trang
đang nạp các trang xem trước