TAILIEUCHUNG - Bộ Luật Hồng Đức Quyền lợi của người phụ nữ trong bộ luật hồng đức

Bộ Luật Hồng Đức Quyền lợi của người phụ nữ trong BỘ LUẬT HỒNG ĐỨC Năm 1483, vua Lê Thánh Tông sai các triều thần sưu tập tất cả các điều luật, các pháp lệnh đã ban bố và thi hành trong các triều vua thời Lê sơ, soạn định lại, xây dựng lại thành một bộ luật hoàn chỉnh. Đó là bộ "Quốc triều hình luật" hay còn gọi là bộ Luật Hồng Đức. Luật Hồng Đức nói riêng và pháp luật thời Lê nói chung mang đặc thù của pháp luật Đại Việt, phản ánh chân thực và sâu. | Bộ Luật Hồng Đức Quyền lợi của người phụ nữ trong BỘ LUẬT HỒNG ĐỨC Năm 1483 vua Lê Thánh Tông sai các triều thần sưu tập tất cả các điều luật các pháp lệnh đã ban bố và thi hành trong các triều vua thời Lê sơ soạn định lại xây dựng lại thành một bộ luật hoàn chỉnh. Đó là bộ Quốc triều hình luật hay còn gọi là bộ Luật Hồng Đức. Luật Hồng Đức nói riêng và pháp luật thời Lê nói chung mang đặc thù của pháp luật Đại Việt phản ánh chân thực và sâu sắc tình trạng xã hội nước ta thế kỷ XV và sau này. Tính đặc thù của Quốc triều hình luật thể hiện rõ trong hai chương Hộ hôn và Điền sản . Qua hai chương này các nhà làm luật đã coi trọng cá nhân và vai trò của người phụ nữ - điều mà các bộ luật trước và sau không mấy quan tâm. Có 53 722 điều luật 7 bàn về hôn nhân - gia đình 30 722 điều luật 4 bàn về việc hương hỏa tế lễ thừa kế và sở hữu tài sản. Những điều luật này ít nhiều đã đề cập đến một số quyền lợi của người phụ nữ trong xã hội và trong gia đình. Người vợ trên lý thuyết bị đòi hỏi phải lệ thuộc vào chồng và không được làm điều gì nếu không có sự chỉ đạo hay đồng ý của chồng. Nhưng trên thực tế địa vị của người vợ - chồng thay đổi nhiều tùy thuộc theo vị trí xã hội và kinh tế của họ. Cũng giống như chồng người phụ nữ Việt Nam xưa có tài sản riêng và tham gia các hoạt động kinh tế. Đó là điều khác biệt với người phụ nữ Trung Quốc. Trong lao động người phụ nữ được trả công ngang bằng với người thợ nam không có sự phân biệt về tiền công nhật cho lao động đàn ông với đàn bà 1 . Điều 23 trong Quốc triều hình luât quy định tiền công nhật cho nô tỳ là 30 đồng. Việc trả công ngang bằng như thế rõ ràng cho thấy lao động của phụ nữ được đánh giá cao và vị trí của người phụ nữ được tôn trọng trong xã hội. Trong hôn nhân người phụ nữ cũng có thể yêu cầu ly hôn đâm đơn kiện . Điều 322 - Quốc triều hình luật ghi Con gái thấy chồng chưa cưới có ác tật có thể kêu quan mà trả đồ sính lễ nếu con rể lăng mạ cha mẹ vợ đem thưa quan cho ly dị . Trong gia đình người vợ tương đối bình quyền

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.