TAILIEUCHUNG - Trương Vĩnh Ký (1837-1898)

Tên thật của ông, là Trương Chánh Ký sau đổi thành Trương Vĩnh Ký, tên thánh là Jean Baptiste, tên chữ là Pétrus, tự Sĩ Tải. Vì vậy người ta thường viết tên ông là Pétrus Jean Baptiste Trương Vĩnh Ký, sanh ngày 6 tháng 12 năm 1837 tại làng Vĩnh Thành (tục danh Cái Mơn), tổng Minh Lý, huyện Tân Minh, phủ Hoằng An, tỉnh Vĩnh Long, sau nầy thuộc tỉnh Bến Tre. | Trương Vĩnh Ký 1837-1898 Tên thật của ông là Trương Chánh Ký sau đổi thành Trương Vĩnh Ký tên thánh là Jean Baptiste tên chữ là Pétrus tự Sĩ Tải. Vì vậy người ta thường viết tên ông là Pétrus Jean Baptiste Trương Vĩnh Ký sanh ngày 6 tháng 12 năm 1837 tại làng Vĩnh Thành tục danh Cái Mơn tổng Minh Lý huyện Tân Minh phủ Hoằng An tỉnh Vĩnh Long sau nầy thuộc tỉnh Bến Tre. Ông là con thứ ba của Lãnh binh Trương Chánh Thi và Nguyễn Thị Châu năm 1842 được 5 tuổi ông học chữ hán với ông giáo Học. Năm 1847 cha ông qua đời trong khi trấn nhậm ở một vùng gần Nam Vang Phnom Penh có lẽ sau đó mẹ ông giao ông cho giáo sĩ Tám với sự dìu dắt của vị giáo sĩ nầy ông học chữ Quốc ngữ sau đó giáo sĩ Tám mất có nhà truyền giáo người Pháp tên Việt là linh mục Long đem về nhà dòng chánh ở Cái Nhum Bến Tre cho học chữ La tinh Dưới triều vua Minh Mạng năm 1835 hạ Chiếu cấm đạo nên năm 1848 Linh mục Long đưa Trương Vĩnh Ký qua học tại Trung Học Pinhalu ở Campuchea đây là trường đạo dành để dạy học trò người Việt Miên Lào Thái Lan Miến Điện và Trung Hoa nhờ ở chung với học sinh các nước Đông Nam Á mà ông học nói và viết thông thạo các ngôn ngữ kể trên. Năm 1851 Trương Vĩnh Ký theo Linh mục Long qua họctại Tổng Chủng Viện Viễn Đông Quốc Ngoại Truyền Giáo ở Poulo-Pénang Hạ Châu . Trong 6 năm theo học ở Pénang ông đã học về văn chương khoa học triết lý qua chữ La tinh và ở tại đây công có dịp học thêm các ngôn ngữ Pháp Anh Hy Lạp Ản Độ và Nhật. Năm 1858 được tin mẹ mất ông rời Poulo-Pénang trở về Cái Mơn năm nầy ông được 21 tuổi. Hai năm sau qua sự giới thiệu của Linh mục Lefevre Trương Vĩnh Ký ra làm thông ngôn cho Đại úy Jauréguiberry. Năm 1861 ông lập gia đình với bà Vương Thị Thọ rồi lập gia cư ở Chợ Quán nay ở ngay tại góc đường Trần Hưng Đạo và Trần Bình Trọng quận 5 Sàigòn . Năm 1862 ông bị chuyển ra làm việc ở Huế. Năm 1863 Trương Vĩnh Ký được Pháp phái theo sứ bộ Nam triều do Phan Thanh Giản làm Chánh sứ phái bộ sang triều kiến Pháp hoàng Napoléon III. Nhờ sứ trình nầy ông có dịp .

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.