TAILIEUCHUNG - Cam - quả tốt cho chữa bệnh
Theo Đông y, cam có vị ngọt, chua, tính hơi mát, công năng sinh tân giải khát, khai vị, chữa ho, đùng khi chán ăn, đầy tức ngực sườn, giải độc cá, cua, làm ốm và giải rượu. | Cam - quả tốt cho chữa bệnh Theo Đông y, cam có vị ngọt, chua, tính hơi mát, công năng sinh tân giải khát, khai vị, chữa ho, đùng khi chán ăn, đầy tức ngực sườn, giải độc cá, cua, làm ốm và giải rượu. Giàu dinh dưỡng và khoáng chất Cam chứa nhiều vitamin C, Ca, P, K, -caroten, acid citric va aureusidin rất có ích cho cơ thể. Vỏ cam hàm lượng caroten hơi nhiều, có thể dùng làm thuốc kiện tỳ và điều tiết hương thơm. Nước cốt cam có chứa một thành phần hóa học đặc thù là flavonoids và acid citric, có thể thúc đẩy làm tăng cholesterol tôt (HDL), cun g như tống những cholesterol xấu (LDL) ra ngoài cơ thể, theo đó làm giảm tỷ lệ mắc bệnh tim mạch. Các nhà khoa học thuộc Đại học Hebrew (Israel) cho biết ăn ít nhất một quả cam/ngày có thể giúp ngừa bệnh tim mạch. Một số nhà khoa học Australia sau khi nghiên cứu mùi hương cam cho rằng: mùi hương từ những quả cam có ích cho việc trì hoãn áp lực tâm lý, nó còn trợ giúp cho bạn gái khắc phục được những cảm xúc căng thẳng. Trong quả cam tươi có chứa thành phần aureusidin giúp làm giảm tính giòn mạch máu hiệu quả, dự phòng được chảy máu ở các mao mạch. Hơn nữa trong cam chứa vitamin C, P và các acid hữu cơ có tác dụng ức chế và điều tiết trao đổi chất của cơ thể thấy rõ, giúp tăng cường sức đề kháng cơ thể. Những công dụng Nước cốt cam ngoài việc uống trực tiếp ra, còn có thể dùng làm sạch làn da, bằng cách dùng khăn lau mặt ngâm nước cam rồi chà xát da mặt. Hạt cam có thể dùng làm mặt nạ: múc 2 muỗng hạt cam cho vào máy xay nhuyễn, hòa lẫn với nước cất chế thành mặt nạ dạng hồ, dùng đắp mặt giúp nâng cao sức đề kháng của các mao mạch làn da, đạt mục đích co, se niêm mạc và da. Hạt cam phơi khô bằng râm mát cho vaò chaỏ rang, sau đo tan nhuyên , hòa uống với nước đun sôi để nguội giúp điều trị phong thấp. Ngoài ra, những tép cam thái mỏng dùng làm mặt nạ đắp mắt, thúc đẩy máu huyết tuần hoàn, bổ sung nước hiệu quả. Vỏ cam có tác dụng khoan hung giáng khí, chữa ho, tan đàm. Vỏ cam có chứa 0,93 - 1,95% tinh dầu, có hiệu nghiệm với viêm phế quản mạn tính, Chất narcotine chứa trong nước cam có tác dụng trấn ho tương tự như codeine, nhưng không có hiện tượng ức chế thần kinh trung ương, không gây nghiện. Với phụ nữ viêm tuyến vú cấp tính thời kỳ đầu, bầu vú sưng đau, tia sữa không thông thậm chí tắc tia sữa, ngực sườn căng đau, bứt rứt không vui hoặc hơi nóng sốt, chán ăn, dùng cam tươi 2 quả, rượu gạo 2 muỗng canh. Quả cam rửa sạch, dùng dao bổ ra, bỏ hạt, cả vỏ cho vào máy sinh tố xay nhuyễn, hòa với rượu gạo thì dùng. Ngày 2 lần dùng hết. Nước uống này có công hiệu lý khí tiêu thũng, thông nhũ giảm đau, sơ can giải độc. Nhiều chứng bệnh như đau đầu xây xẩm mặt mày , căng tức ngực sườn , bụng đầy thực tích, miệng khát họng đau, ho khạc nhiều đàm dùng cúc hoa rửa sạch, hãm với nước sôi, để nguội; cam tươi vắt lấy nước cốt, thêm vào nước cúc hoa thì dùng. Thức uống này sinh tân giải khát, thanh nhiệt giải độc, sơ tán phong nhiệt, khai vị tiêu thực, lý khí tan đàm. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Western Ontario (Canada) đã phát hiện các cây họ cam, quýt có thể ngăn ngừa tình trạng tăng cân và giúp kiểm soát đái tháo đường typ 2 cũng như giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Kết quả nghiên cứu ở chuột cho thấy trái cây họ cam, quýt chứa một dạng chất chống oxy hóa gọi là naringenin có tác dụng giúp cơ thể đốt cháy lượng mỡ thừa. Đồng thời loại chất này cũng có những thành phần giống insulin để kiểm soát tình trạng bệnh tiểu đường typ 2. Lượng lớn vitamin C trong cam có tác dụng giảm lượng hormone gây stress trong máu, cho phép hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động hiệu quả, từ đó giúp ngừa được nhiều bệnh. Các chuyên gia khẳng định nước cam giúp gia tăng lượng chất chống oxy hóa, vốn có tác dụng làm cho độ đậm đặc của xương cao hơn.
đang nạp các trang xem trước