TAILIEUCHUNG - MÁY ĐO, PHƯƠNG PHÁP ĐO VÀ ĐÁNH GIÁ TIẾNG ỒN
Các máy đo và phân tích âm thanh hiện đại nhất ngày nay có thể thực hiện nhiều phép đo và đánh giá âm thanh, nhưng chưa có một máy đo nào có thể bắt chước được cách cảm nhận âm thanh của thính giác con người. Vì vậy các máy đo chỉ có thể xác định mức âm (theo dB) nghĩa là một giá trị mang tính vật lý. | Trong các máy đo tiếng ồn thường dùng các mạch tần số A, B, C, D và tuyến tính (Lin), với các máy thông thường chỉ có mạch A, B. Khi đo mức âm chung thường sử dụng mạch đặc tính tần số "A", vì mạch này có đặc tính tần số gần giống cảm giác của tai người, do đó mức âm đo bằng dBA. Nhưng khi đo mức áp suất âm theo các dải ốc ta thì phải dùng mạch C, F, Lin hay mạch dùng riêng cho bộ lọc (Filter). Các máy đo còn có mạch đặc tính thời gian nhanh, chậm, hay xung (F, S, I). Các máy dùng ở ta hiện nay thường của các hãng sản xuất Rion. Ono Sokki (Nhật), Bruel & Kjaer (Đan Mạch), Quest (Mỹ) ., đó là các loại máy xách tay, nhẹ (trọng lượng thường dưới 1kg) có thể mang đến nhà máy, cơ sở sản xuất đo trực tiếp. Ngoài ra còn có nhiều loại thiết bị khác đặt cố định trong phòng thí nghiệm hoặc trên ôtô để nghiên cứu tiếng ồn một cách chi tiết đầy đủ hơn. Tại các nhà máy cá thể đo ngay mức âm (dBA), mức áp suất âm ốcta (dB), hoặc dùng các máy ghi âm chuyên dùng có dải tần số rộng (20 - 20000Hz) như máy ghi âm Nagra (Thuỵ Sỹ) hoặc của hãng Bruel & Kjaer (Đan Mạch) để ghi lại các tín hiệu âm thanh, sau đó đưa về cho các tín hiệu đã ghi vào băng từ vào các máy phân tích tần số, ghi mức âm để nghiên cứu. Thông số của một vài loại máy đo âm thanh và tiếng ồn được trình bày như trong bảng
đang nạp các trang xem trước