TAILIEUCHUNG - CHẤN THƯƠNG HÀM MẶT

Những thương tổn ở vùng hàm mặt trong thời chiến hay thời bình đều có thể làm mất tổ chức, làm ảnh hưởng tới các chức năng. Vết thương vùng hàm mặt thường dễ bị nhiễm khuẩn vì có hệ thống mạch máu phong phú, có nhiều xoang, hốc tự nhiên, nhưng nhiễm khuẩn ở vùng hàm mặt thường ít nguy hiểm hơn. Trong thời chiến, tỷ lệ vết thương hàm mặt theo một số tác giả ở Nga là khoảng 3,4%. Trong đó thương tổn phần mềm đơn thuần chiếm khoảng 2,1%, có kèm thương tổn thương là. | CHẤN THƯƠNG HÀM MÁT I. ĐẠI CƯƠNG Những thương tổn ở vùng hàm mặt trong thời chiến hay thời bình đều có thể làm mất tổ chức làm ảnh hưởng tới các chức năng. vết thương vùng hàm mặt thường dễ bị nhiễm khuẩn vì có hệ thống mạch máu phong phú có nhiều xoang hốc tự nhiên nhưng nhiễm khuẩn ở vùng hàm mặt thường ít nguy hiểm hơn. Trong thời chiến tỷ lệ vết thương hàm mặt theo một số tác giả ở Nga là khoảng 3 4 . Trong đó thương tổn phần mềm đơn thuần chiếm khoảng 2 1 có kèm thương tổn thương là 1 3 . Ở Việt Nam theo thống kê trong thời kỳ chống Mỹ thì tỷ lệ cũng tương tự. Chấn thương hàm mặt được phân làm 3 loại - Loại nhẹ Gồm những tổn thương phần mềm nông những vết gẫy răng và bờ ổ răng. - Loại vừa Gồm những tổn thương phần mềm sâu rộng hơn những vết gãy mẻ thủng xương đơn giản. - Loại nặng Gồm những tổn thương phần mềm rộng lớn và phức tạp những vết thương gãy nhiều mảnh và vụn nát xương hàm. II. CẤP CỨU BƯỚC ĐẦU Những chấn thương vùng hàm mặt thuộc loại vừa và loại nặng thì những nguy cơ đe doạ đến tính mạng là chảy máu ngạt thở sốc và nhiễm khuẩn. 1. Phòng và chống chảy máu về nguyên tắc phải tìm cho được đầu mạch máu để kẹp lại rồi sau đó khâu và buộc lại. Một số trường hợp dùng băng ép hoặc dùng ngón tay đè vào trước nắp tai để cầm máu ở động mạch thái dương nông. Đè vào trước cơ cắn ở thân xương hàm dưới để cầm máu động mạch mặt. Nếu không cầm được thì ấn ngón tay vào vùng mảng cảnh tương đương với đốt sống cổ 6 để cầm máu tạm thời. Nếu chuyển nạn nhân về tuyến sau thì dùng nẹp gỗ đặt ở bên cổ đối diện rồi băng lại để làm garo động mạch cảnh tạm thời. Trường hợp bị chảy máu nhiều thương tổn phạm vào những mạch máu lớn mà áp dụng các phương pháp tạm thời không kết quả thì phải nhanh chóng mở máng cản tìm động mạch cảnh ngoài để thắt lại. Nếu thắt động mạch cảnh ngoài ở bên thương tổn mà máu vẫn chảy thì có thể thắt thêm động mạch cảnh ngoài ở bên đối diện. Rất hàn hữu mới thắt động mạch cảnh gốc vì dễ gây ra liệt 1 2 người bên đối diện. Những trường hợp tổn thương

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.