TAILIEUCHUNG - VUA TRẦN NHÂN TÔNG VỚI THIỀN PHÁI TRÚC LÂM 1

VUA TRẦN NHÂN TÔNG VỚI THIỀN PHÁI TRÚC LÂM 1 Thiền phái Trúc Lâm lâu nay trong các sách lịch sử đều ghi nhận là do vua Trần Nhân Tông thành lập. Đến nửa cuối thế kỷ thứ 18 khi Tính Quảng và Hải Lượng tập hợp các tư liệu để cho ra đời tác phẩm Tam tổ thực lục, thì từ đó cho đến ngày nay, người ta thường cho rằng phái thiền này chỉ truyền được ba đời là chấm dứt. Nhất là sau ba vị này, người ta quan niệm dòng thiền Trúc Lâm không có người kế. | VUA TRẦN NHÂN TÔNG VỚI THIỀN PHÁI TRÚC LÂM 1 Thiền phái Trúc Lâm lâu nay trong các sách lịch sử đều ghi nhận là do vua Trần Nhân Tông thành lập. Đến nửa cuối thế kỷ thứ 18 khi Tính Quảng và Hải Lượng tập hợp các tư liệu để cho ra đời tác phẩm Tam tổ thực lục thì từ đó cho đến ngày nay người ta thường cho rằng phái thiền này chỉ truyền được ba đời là chấm dứt. Nhất là sau ba vị này người ta quan niệm dòng thiền Trúc Lâm không có người kế thừa kiệt xuất nữa. Và có người đã coi như hết một thời thịnh vượng của Phật giáo trong đó tất nhiên có dòng thiền Trúc Lâm. Sự thật ta đã thấy sau cái chết của thiền sư Huyền Quang năm 1334 Phật giáo vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ và còn có nhiều nhân vật xuất sắc kế thừa dòng thiền này mà ta sẽ gặp dưới đây. Cho nên đúng ra vấn đề vua Trần Nhân Tông với dòng thiền Trúc Lâm không đáng để bàn cãi trong tác phẩm này. Nhưng vì những ngộ nhận vừa nêu nên phải nói sơ một ít về dòng thiền Trúc Lâm do vua Trần Nhân Tông thành lập. Ta đã bàn về một số vấn đề tư tưởng của vua Trần Nhân Tông đặc biệt là tư tưởng Cư trần lạc đạo với chủ trương Trần tục mà nên phúc ấy càng yêu hết sức Sơn lâm chẳng cốc họa kia thật khá đồ công Và coi chủ trương này là cột trụ của học thuyết thiền Trúc Lâm. Vì thế việc trình bày thiền phái Trúc Lâm như một dòng thiền của các thiền sư nhất là các thiền sư xuất gia mà trước đây các nghiên cứu về lịch sử Phật giáo Việt Nam thường hay làm phải chăng đã thỏa đáng. Tất nhiên trong quá khứ cũng có những người đã trình bày lại lịch sử thiền phái này như một dòng tu không phân biệt tại gia hay xuất gia. Cụ thể là tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh của Ngô Thời Nhiệm trong phần mở đầu của tác phẩm ấy. Tuy nhiên cách trình bày của Ngô Thời Nhiệm vẫn chưa được tiếp thu và phổ biến rộng rãi. Thậm chí có người coi cách trình bày của Ngô Thời Nhiệm là không phản ảnh đúng truyền thống Phật giáo thậm chí là một xuyên tạc. Tuy vậy những trình bày của Ngô Thời Nhiệm không phải là không có cơ sở nhất là khi ta đã trình bày .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.