TAILIEUCHUNG - Hoằng Nghị Đại Vương - Thân phụ Thái sư Trần Thủ Độ 4

Hoằng Nghị Đại Vương - Thân phụ Thái sư Trần Thủ Độ 4 Dạy dân trồng dâu, chăn tằm dệt vải và mở chợ Quan sát đồng đất khu Bến Trấn xưa, Phương La - Xuân La - Trác Dương nay, ta thấy đó là vùng đất phù sa được các con sông bao quanh bồi đắp mà tạo thành. Loại đất thổ nhưỡng này, từ khi mới được khai khẩn đã thích hợp với hai loại cây trồng chính là: Lúa và dâu. Từ lâu đời, người dân Phương La và kể cả một số làng lân cận đều ghi. | Hoằng Nghị Đại Vương - Thân phụ Thái sư Trần Thủ Độ 4 Dạy dân trồng dâu chăn tằm dệt vải và mở chợ Quan sát đồng đất khu Bến Trấn xưa Phương La - Xuân La - Trác Dương nay ta thấy đó là vùng đất phù sa được các con sông bao quanh bồi đắp mà tạo thành. Loại đất thổ nhưỡng này từ khi mới được khai khẩn đã thích hợp với hai loại cây trồng chính là Lúa và dâu. Từ lâu đời người dân Phương La và kể cả một số làng lân cận đều ghi nhớ Cụ Trần Hoằng Nghị là người đã truyền dạy cho dân làng biết trồng dâu nuôi tằm ươm tơ dệt vải lụa. Đương nhiên cũng cần nói rõ Trần Hoằng Nghị chỉ là người đem nghề dệt vải lụa dạy cho người dân nơi đây chứ không phải là Ông Tổ nghề dệt tại Phương La. Nghề dệt sợi bông và sợi tơ tằm đã phát triển tại nước ta từ lâu đời. Sử sách xưa còn để lại cho ta nhiều dấu ấn về các loại cây này Sách Hán Thư viết Người Lạc Việt biết trồng dâu nuôi tằm . Sách An Nam chí lược và An Nam chí nguyên đều chép Mỗi năm có hai vụ lúa và 8 lứa tằm dâu gai có đầy đồng nội . Sứ giả nhà Nguyên là Trần Phu Trần Cương Trung ghi chép trong tập An Nam tức sự Những vườn dâu nho nhỏ mỗi nhà có năm ba mẫu . Vào đầu thế kỷ XV khi viết bộ Dư địa chí làm sách giáo khoa địa lý để dạy vị vua nhỏ Lê Thái Tông 1435 Nguyễn Trãi cho biết Cả lộ Sơn Nam nhiều vải nhỏ 10 . Lộ Sơn Nam đầu thời Lê gồm đất các tỉnh Hà Nam Hưng Yên Thái Bình Nam Định ngày nay. Nghề dệt vải nhỏ nói ở đây chính là nghề dệt vải nghề thủ công truyền thống tồn tại trong các làng quê Việt Nam. Sự phát triển thủ công nghiệp vừa là nguyên nhân vừa là kết quả cho việc mở rộng sự trao đổi hàng hoá. Khá nhiều các loại chợ chợ thôn chợ huyện chợ chính chợ xép chợ phiên chợ chiều. mở ra khắp nơi ở nông thôn chứng tỏ sự trao đổi hàng hoá nhộn nhịp giữa các làng xã. Hoạt động này không thể không bao gồm và chịu sự tác động của thủ công nghiệp. Chúng ta thấy qui luật của sự phát triển thủ công nghiệp và kinh tế hàng hoá nói trên cũng từng chi phối đời sống của người dân làng Mẹo dưới thời cụ Trần Hoằng Nghị. Ngày nay hầu hết

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.