TAILIEUCHUNG - Hiệu ứng Leidenfrost : phép lạ đi trên lửa

Chứng kiến một thầy pha-kia Ấn Độ đi trên than hồng bốc khói làm không ít du khách nước ngoài vừa sợ vừa cảm phục. Không riêng gì du khách mà ngay dân làng địa phương dù thuộc loại cả tin hay bán tín bán nghi cũng ngưỡng mộ phép lạ này mà người thực hiện cả quyết là do lòng tin tôn giáo. | Hiệu ứng Leidenfrost phép lạ đi trên lửa Chứng kiến một thầy pha-kia Ấn Độ đi trên than hồng bốc khói làm không ít du khách nước ngoài vừa sợ vừa cảm phục. Không riêng gì du khách mà ngay dân làng địa phương dù thuộc loại cả tin hay bán tín bán nghi cũng ngưỡng mộ phép lạ này mà người thực hiện cả quyết là do lòng tin tôn giáo. Ngay tại đảo RéUNI0N một tỉnh hải ngoại của nước Pháp vào mùa đông Nam bán cầu chương trình thu hút đông đảo khách tham dự nhất trong ngày lễ tôn giáo của dân gốc Ấn cũng là thuật đi trên lửa . Nhiều người không tin vào cách lý giải nhờ đức tin tôn giáo mà sức nóng của lửa không chạm đến đôi chân. Họ cho rằng bí kíp của người đi trên lửa là thuốc pha trong nước rửa chân. Thật ra thì nghệ thuật đi trên lửa đơn giản hơn nhiều. Cả hai giải thích trên đều sai vì người biểu diễn không cần phải là thầy pha-kia hay tín đồ có đức tin sắt thép gì cả mà cũng chẳng có thuốc chống bỏng. Không biết con người khám phá ra thuật đi trên lửa từ lúc nào nhưng thuật này dựa trên một hiện tượng vật lý được gọi là hiệu ứng Leidenfrost tên của nhà khoa học thần học y sĩ Đức Johann Gottlob Leidenfrost người đầu tiên vào thế kỷ 18 giải thích hiện tượng giọt nước nhảy lên trong một chiếc chảo thật nóng . Nhà khoa học Đức chào đời năm 1715 và qua đời năm 1794. Một cách đơn giản nếu chảo nóng dưới 100 C thì giọt nước bốc hơi từ từ. Nếu nhiệt độ trên 100 C thì giọt nước bốc hơi nhanh chóng. Ngược lại nếu nhiệt độ của chảo trên 160 C còn gọi là trên điểm Leidenfrost thì khi ta cho giọt nước vào chảo giọt nước thay vì biến mất thì chạy vòng trên đáy chảo. Nguyên do là chỉ có phần chạm đáy chảo bốc hơi và biến thành một lớp khí dày độ 0 1 mm. Lớp khí này nâng giọt nước lên và làm chất cách nhiệt bảo vệ giọt nước không bị sức nóng thiêu đốt. Hiệu ứng Leidenfrost được dùng để giải thích khá nhiều hiện tượng như đi trên than hồng nhúng tay vào chất ni-tơ hóa lỏng với nhiệt độ âm -160 C mà không bị bỏng. Trong trường hợp đi trên lửa nếu có dịp chứng kiến tận mắt thính giả hãy

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.