TAILIEUCHUNG - ĐẠO VÀ ĐỜI PGS. Hà Thúc Minh (Học viện Chính trị Quốc gia HCM, Phân viện TP. HCM)

Tôn giáo là sản phẩm của nhân loại. Hình như không có dân tộc nào trên đời này không có tôn giáo. 1- Nhân loại và tôn giáo Tôn giáo là sản phẩm của nhân loại. Hình như không có dân tộc nào trên đời này không có tôn giáo. Việt Nam cũng vậy! Việt Nam là dân tộc có truyền thống tôn giáo lâu đời. Không hiểu tôn giáo thì cũng không hiểu văn hoá, không hiểu con người. | ĐẠO VÀ ĐỜI PGS. Hà Thúc Minh Học viện Chính trị Quốc gia HCM Phân viện TP. HCM Tôn giáo là sản phẩm của nhân loại. Hình như không có dân tộc nào trên đời này không có tôn giáo. 1- Nhân loại và tôn giáo Tôn giáo là sản phẩm của nhân loại. Hình như không có dân tộc nào trên đời này không có tôn giáo. Việt Nam cũng vậy Việt Nam là dân tộc có truyền thống tôn giáo lâu đời. Không hiểu tôn giáo thì cũng không hiểu văn hoá không hiểu con người. Không hiểu tôn giáo ở Việt Nam thì cũng không hiểu văn hoá không hiểu con người Việt Nam. Tôn giáo là người bạn đồng hành với nhân loại từ thủa xa xưa nhưng liệu nó có tồn tại mãi cùng với con người hay không Đó là câu hỏi hình như đã có đáp án và hình như cũng chưa có đáp án cuối cùng. Tôn giáo không nhất thiết đòi hỏi chứng minh nhưng nghiên cứu về tôn giáo thì lại cần phải chứng minh chứng minh cho cái không cần chứng minh. Tôn giáo xuất hiện rất sớm nhưng không có nghĩa là đồng thời với con người. Vậy nếu nó là sản phẩm của lịch sử thì nó cũng không thể từ chối quy luật sinh - diệt có nghĩa là cái gì đã sinh ra thì cái đó nhất định sẽ mất đi. Đương nhiên nếu loài người không còn tồn tại thì tôn giáo cũng chẳng có lí do gì để tồn tại. Nhưng liệu có một ngày nào đó trong tương lai tôn giáo sẽ mất đi trong khi con người vẫn còn tồn tại hay không Triết học Hi Lạp bắt đầu từ vấn đề bản thể luận kể cả triết học duy vật hay duy tâm đều tồn tại ngược chiều với thần thoại. Tự nhiên hay siêu nhiên là vấn đề thuộc lí trí chứ không phải tín ngưỡng. Nhưng cái siêu nhiên lí trí ở Hi Lạp lại là cơ sở của cái tín ngưỡng ở Trung thế kỉ sau này. Chủ nghĩa tư bản cùng với khoa học công nghệ ở thế kỉ XV đã từ giã tín ngưỡng và tín điều ở Kinh Thánh để phục hưng lí trí ở thời kì bình minh Hi Lạp. Nói cách khác một bước tiến của nhận thức là một bước lùi của tôn giáo. Cho nên rất có lí khi người ta cho rằng nhận thức là một trong những nguyên nhân của tôn giáo. Nhưng cho dù nhận thức của nhân loại có phát triển đến đâu đi nữa thì khoa học vẫn luôn .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.