TAILIEUCHUNG - Tiểu luận “Quá trình đổi mới tư duy kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 1975 đến nay”
Như chúng ta đã biết, chặng đường đổi mới cũng không phải là và không thể là một lộ trình đã được tính trước tất cả, đồng thuận tất cả. Đó là sự chung đúc những trăn trở, những ý tưởng, những sáng kiến của rất nhiều bộ óc, nhiều cơ sở, nhiều địa phương. Đó cũng là một quá trình vừa đi vừa tìm đường, vừa đi vừa điều chỉnh, đấu tranh với cái cũ, đấu tranh với chính mình, thuyết phục nhau, chờ đợi nhau, rồi từng bước đi tới đồng thuận | Bàn về quá trình đổi mới tư duy kinh tế Việt Nam, với vai trò là môt người sinh viên tôi bồi hồi nhớ lại câu nói của Bác Hồ kính yêu "nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là ở thanh niên".Như vậy, trước những thuận lợi và khó khăn của đất nước cũng như của bản thân mình, hơn lúc nào hết thanh niên Việt Nam (lực lượng chiếm gần 30% dân số) phải nhận thấy rõ vị trí, vai trò của mình đối với sự phát triển của đất nước. Phải nhận thức được khó khăn lớn nhất của mình trong giai đoạn này là sự cạnh tranh quyết liệt về trí tuệ để đạt tới những đỉnh cao của khoa học, kỹ thuật và công nghệ cũng như trình độ quản lý. Để vượt qua được khó khăn đó, đòi hỏi rất cao ở thanh niên là phải tự học tập, tự rèn luyện để nâng cao trình độ về mọi mặt, phải trau dồi bản lĩnh chính trị, giữ vững lý tưởng XHCN, phấn đấu thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh với vai trò là chủ thể tích cực, là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
đang nạp các trang xem trước