TAILIEUCHUNG - THỦ THUẬT BỔ TẢ TRONG CHÂM (Kỳ 1)

Trong quá trình điều trị bệnh nhân, người thầy thuốc châm cứu, phải quan tâm đến thủ thuật bổ tả. Tùy theo trường hợp chọn lựa của thầy thuốc mà thủ thuật này sẽ được tiến hành đồng thời hoặc sau khi đã đạt được cảm giác “đắc khí”. I. CHỈ ĐỊNH CỦA PHÉP BỔ - Những bệnh mà Y học cổ truyền chẩn đoán là hư, thường là những bệnh mắc đã lâu. - Cơ thể suy nhược, sức đề kháng giảm. II. CHỈ ĐỊNH CỦA PHÉP TẢ - Những bệnh mà Y học cổ truyền chẩn đoán là thực, thường. | THỦ THUẬT BỔ TẢ TRONG CHÂM Kỳ 1 Trong quá trình điều trị bệnh nhân người thầy thuốc châm cứu phải quan tâm đến thủ thuật bổ tả. Tùy theo trường hợp chọn lựa của thầy thuốc mà thủ thuật này sẽ được tiến hành đồng thời hoặc sau khi đã đạt được cảm giác đắc khí . I. CHỈ ĐỊNH CỦA PHÉP BỔ - Những bệnh mà Y học cổ truyền chẩn đoán là hư thường là những bệnh mắc đã lâu. - Cơ thể suy nhược sức đề kháng giảm. II. CHỈ ĐỊNH CỦA PHÉP TẢ - Những bệnh mà Y học cổ truyền chẩn đoán là thực thường là những bệnh mới mắc. - Cơ thể bệnh nhân còn khỏe phản ứng với bệnh còn mạnh. III. NHỮNG LOẠI THỦ THUẬT BỔ VÀ TẢ KINH ĐIỂN Có cách bổ tả dùng đơn thuần một thủ thuật có cách bổ tả dùng phối hợp 2 đến 3 thủ thuật. Người xưa đã đề cập đến những thủ thuật sau đây 1. Bổ tả theo hơi thở - Bổ khi người bệnh thở ra thì châm kim vào gây được cảm giác đắc khí chờ lúc người bệnh hít vào thì rút kim ra. Như thế khí được đầy đủ ở trong nên có tác dụng bổ hư. - Tả khi người bệnh hít vào thì châm kim vào gây được cảm giác đắc khí chờ lúc người bệnh thở ra thì rút kim ra. 2. Bổ tả theo chiều mũi kim thứ tự châm - Bổ sau khi đạt cảm giác đắc khí hướng mũi kim đi theo chiều vận hành của kinh mạch để dẫn khí do đó có tác dụng bổ ví dụ châm các kinh âm ở tay thì hướng mũi kim về phía ngón tay châm các kinh dương ở tay thì mũi kim hướng về phía đầu nếu châm nhiều huyệt trên một kinh thì châm các huyệt theo thứ tự thuận với chiều vận hành của kinh khí ví dụ châm các kinh âm ở tay thì châm các huyệt ở ngực cánh tay trước huyệt ở bàn tay ngón tay sau . - Tả sau khi đạt cảm giác đắc khí hướng mũi kim đi ngược chiều vận hành của kinh mạch để đón khí chuyển khí do đó có tác dụng của tả ví dụ châm các kinh âm ở chân thì hướng mũi kim về phía ngón chân châm các kinh dương ở chân thì hướng mũi kim về phía đầu . Nếu châm nhiều huyệt trên một kinh thì châm các huyệt theo thứ tự nghịch với chiều vận hành của kinh khí ví dụ châm các kinh âm ở chân thì châm các huyệt ở ngực bụng trước các huyệt ở bàn chân ngón chân sau .

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.