TAILIEUCHUNG - Tiểu luận Cơ cấu đầu tư, cơ cấu đầu tư hợp lý, Vai trò của cơ cấu đầu tư đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tăng trưởng phát triển luôn là một trong những mục tiêuy hàng đầu của các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Một cơ cấu kinh tế hợp lý là một trong ba chỉ tiêu thể hiện trình độ phát triển của một đất nước bên cạnh hai chỉ tiêu: tăng trưởng kinh tế và các vấn đề xã hội. Cơ cấu kinh tế chịu ảnh hưởng phần lớn từ cơ cấu đầu tư. Định hướng cơ cấu đầu tư để đổi mới cơ cấu kinh tế trên cơ sở sự tác động của các. | - Bảo vệ tái tạo, tu bổ rừng tự nhiên và phát triển trồng rừng nhằm tăng vốn rừng là mục tiêu chiến lược của VKTTĐMT nhằm tái toạ môi trường, cảnh quan cân bằng sinh thái, duy trì và phát triển nguồn sinh thuỷ, chống xói mòn, bảo tồn và phát triển tài nguyên động vật, thực vật, bảo vệ các công trình giao thông, thuỷ lợi cùng các công trình khác và môi trường sống của con người. Chuyển lâm nghiệp từ khai thác lợi dụng tài nguyên rừng sang bảo vệ, xây dựng và phát triển vốn rừng. Lấy mục lâm sinh làm nhiệm vụ hàng đầu để xây dựng và bảo vệ hệ sinh thái bền vững, phát huy tích cực chức năng phòng hộ đầu nguồn, để lưu giữ và điều tiết nguồn nước lâu bền cho các công trình thuỷ điện và góp phần bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác. Khai thác hợp lý và có hiệu quả nhất về vốn rừng và các đặc sản từ rừng, phát triển công nghiệp chế biến tổng hợp gỗ. Tạo ra hệ sinh thái bền vững, bảo vệ đất, giữ nước, giữ gen và môi trường thiên nhiên. Phát triển lâm nghiệp xã hội, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia làm nghề rừng. Tổ chức cho đồng bào dân tộc từ du canh du cư phát rừng và canh tác nương rẫy sang định canh định cư theo phương thức canh tác bền vững trên đất gốc, xây dựng bảo vệ rừng theo mô hình đồi rừng, trại rừng và nông lâm kết hợp, không ngừng nâng cao mức sống cho cư dân lâm nghiệp. Lấy khoa học và công nghệ là yếu tố quyết định hiệu quả sản xuất lâm nghiệp. Coi trọng công nghệ lâm sinh và chế biến lâm sản, ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật lâm nghiệp để nhanh chóng hoà nhập với kinh tế tổng thể các ngành trong vùng, trong nước và quốc tế và chất lượng tiêu thụ sản phẩm. Tăng dần khối lượng lâm sản khai thác từ rừng để đáp ứng nhu cầu xã hội và tham gia xuất khẩu.
đang nạp các trang xem trước