TAILIEUCHUNG - Phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Tây Nguyên -một vùng đất xa xôi hẻo lánh nhưng với những những nguốn tài nguyên thiên nhiên phong phú nơi đây có nhiều điều kiện phát triển về kinh tế. Trên đây là những tài liệu nói về lịch sử của vùng đất Tây Nguyên từ thời Pháp thuộc tới nay. | 1 Phát triển bền vững ở Tây Nguyên Nguyên Ngọc I – Một số nét tổng quan. A- Khái niệm Tây Nguyên: Theo địa lý hành chính hiện nay, Tây Nguyên gồm có năm tỉnh, kể từ bắc vào nam: Kontum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng. Tuy nhiên cần chú ý các tỉnh ven biển miền Trung và một số tỉnh miền Đông Nam Bộ đều có một vùng rừng núi khá rộng, cũng là nơi sinh sống của các dân tộc thiểu số. Chẳng hạn tỉnh Quảng Nam, là tỉnh duyên hải, lại có đến 56% diện tích là vùng núi và vùng dân tộc, tại đấy có dân tộc Cơ-tu là một dân tộc quan trọng ở khu vực nam Trường Sơn. Miền tây tỉnh Quảng Ngãi cũng có vùng núi và là vùng dân tộc tương tự, thì có dân tộc Hre cũng là một dân tộc quan trọng. Dân tộc Rakglei thì sống chủ yếu ở miền tây các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. Một số tỉnh miền Đông Nam Bộ cũng có vùng núi và là vùng dân tộc khá rộng. Vùng Cát Tiên, nơi có di tích nổi tiếng của dân tộc Mạ, nằm phần lớn trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Sóc Bombo mà chúng ta đều biết qua bài hát quen thuộc cũng thuộc Bình Phước. Như vậy khái niệm Tây Nguyên xét về các về mặt dân tộc, văn hóa, xã hội, có thể cả lịch sử và địa lý, thật ra rộng hơn vùng được quy định theo địa lý hành chính. Có người đã dùng khái niệm Nam Trường Sơn để chỉ vùng này, có thể đúng hơn. B- Đặc điểm địa lý: Trong tác phẩm Rú Mọi (Les jungles Mois – NXB Tri Thức dịch với tên là Rừng người Thượng), cho đến nay vẫn được coi là công trình khảo sát cơ bản nhất về Tây Nguyên, tác giả Henri Maitre cho rằng Tây Nguyên không phải là một dãy núi – như vẫn được gọi trước nay (Trường Sơn, Chaîne annamitique) – mà là một bình nguyên nằm trên cao. Trong một kỷ địa chất xa xôi nào đó, vùng đất này do chấn động của vỏ trái đất đã được nâng cao lên đột ngột so với chung quanh, tạo thành một cao nguyên lớn. Về địa hình, Tây Nguyên có hai đặc điểm đáng chú ý: 2 Cao vút ở hai đầu, cực bắc là cụm núi Atouat, với đỉnh Ngok Linh 2598 mét, cao nhất toàn Tây Nguyên và toàn miền Nam; cực nam là dãy Chư Yang Sin, 2402 mét (là đỉnh .
đang nạp các trang xem trước