TAILIEUCHUNG - ẤN CHƯƠNG VÀ TRUYỀN QUỐC NGỌC TỈ
Ấn chương (印章) mà ta vẫn thường gọi là con dấu, hay ấn tín; tuy chỉ là một vật dụng nhỏ bé, nhưng lại mang tính thực dụng và nghệ thuật hết sức to lớn. Đứng về mặt thực dụng, ấn chương hay con dấu là bằng chứng trọng yếu trong việc hành sử quyền lực chính trị của một quốc gia hay một chính quyền. Còn đứng về phương diện tư nhân và hoặc giao dịch thương mại, mậu dịch qua lại, ấn chương là một tín vật không thể thiếu được. Còn đứng về phương diện nghệ thuật, bản. | 1 PHẠM XUÂN HY ẤN CHƯƠNG VÀ TRUYỀN QUỐC NGỌC TỈ Ấn chương (印章) mà ta vẫn thường gọi là con dấu, hay ấn tín; tuy chỉ là một vật dụng nhỏ bé, nhưng lại mang tính thực dụng và nghệ thuật hết sức to lớn. Đứng về mặt thực dụng, ấn chương hay con dấu là bằng chứng trọng yếu trong việc hành sử quyền lực chính trị của một quốc gia hay một chính quyền. Còn đứng về phương diện tư nhân và hoặc giao dịch thương mại, mậu dịch qua lại, ấn chương là một tín vật không thể thiếu được. Còn đứng về phương diện nghệ thuật, bản thân của ấn chương cũng là một tác phẩm nghệ thuật, được sáng tạo một cách tinh nhã, trạm chỗ chi li tỉ mỉ công phu, với những hoa vằn nhỏ bé, âm dương biến ảo, cùng với nghệ thuật thư hoạ của Trung Quốc, song hành đắp bù cho nhau. Vì thế, từ hàng ngàn năm nay trong suốt lịch sử Trung Quốc, dù xẩy ra những biến đổi cơ chế xã hội, nhưng tác dụng của ấn chương vẫn không thay đổi. A-Nguồn gốc của ấn chương. Sự xuất hiện ấn chương ở Trung Quốc, đã có một lịch sử lâu dài. Ấn chương có một sự quan hệ mật thiết đối với sự phát triển giao hoán thương phẩm, vì ấn chương là bằng chứng của sự giao hoán thương phẩm, hóa vật và là tín vật trao đổi vật phẩm cho nhau. Các nhà nghiên cứu văn hóa Trung Quốc, cho rằng "ấn chương" đã xuất hiện rất sớm cách nay mấy ngàn năm. Ngay từ thời nhà Ân, người Tầu đã biết dùng vật nhọn để khắc những bức hoạ tượng hoa vằn lên những hòn đá, thường thường là nhân vật, động vật, thực vật, nhưng đó mới chỉ là sự manh nha của ấn chương, nhưng cùng với sự mở rộng việc trao đổi thương phẩm và chế độ tư hữu chế dần dà được thiết lập, ấn chương cũng mỗi ngày được sử dụng rộng rãi thêm. Có người cho rằng ấn chương xuất hiện ở vào thời kỳ Tây Chu và Chiến Quốc và Tây Hán chỉ là loại "tiêu hình ấn 肖形印", tức những hình vẽ giống hình vẽ cụ thể ở ngoài, còn những hoa vằn đồ án của tiêu hình ấn rất là phồn tạp. Các hình vẽ ở bề mặt của ấn chương được người ta xếp thành năm loại như dưới đây : 1-Nhân vật loại có các hình: Săn bắn, chăn nuôi, sinh sản mục .
đang nạp các trang xem trước