TAILIEUCHUNG - Phân lớp từ ngữ theo nguồn gốc: Các từ ngữ gốc Ấn-Âu

2. Các từ ngữ gốc Ấn-Âu . Bộ phận từ ngữ này vào tiếng Việt từ khi nước ta bị người Pháp xâm lược và chịu ảnh hưởng trực tiếp của họ (giữa thế kỉ 19). Vừa bằng con đường khẩu ngữ vừa qua con đường chính thức trong giáo dục nhà trường và giao tiếp hành chính, hàng loạt từ gốc Pháp đã du nhập vào tiếng Việt. Mặt khác, một số từ nguồn gốc Anh; rồi gần đây, một số từ gốc Nga cũng đã được tiếp thu: mít tinh, ten nít, bốc, bồi, cao bồi, tiu, xì. | Phân lớp từ ngữ theo nguồn gốc Các từ ngữ gốc Ấn-Âu 2. Các từ ngữ gốc Ấn-Âu . Bộ phận từ ngữ này vào tiếng Việt từ khi nước ta bị người Pháp xâm lược và chịu ảnh hưởng trực tiếp của họ giữa thế kỉ 19 . Vừa bằng con đường khẩu ngữ vừa qua con đường chính thức trong giáo dục nhà trường và giao tiếp hành chính hàng loạt từ gốc Pháp đã du nhập vào tiếng Việt. Mặt khác một số từ nguồn gốc Anh rồi gần đây một số từ gốc Nga cũng đã được tiếp thu mít tinh ten nít bốc bồi cao bồi tiu xì ke côm xô môn bôn sê vích men sê vích Trốtskit Xô viết. Nhìn chung các từ ngữ gốc Ấn Âu chủ yếu là gốc Pháp đã thâm nhập vào khá nhiều mặt của đời sống xã hội. Từ đời sống giao tiếp thường ngày bao gồm tên gọi một số món ăn thuốc men quần áo đồ đạc dụng cụ. cho đến các ngành văn hoá nghệ thuật khoa học kĩ thuật y tế. đều có chúng tham gia. Ví dụ pho mat kem xúc xích pê-ni-xi-lin canh ki na ca-phê-in sơ mi. . Khi được du nhập vào tiếng Việt sự biến đổi về nghĩa của các đơn vị từ ngữ nguồn gốc Ấn-Âu tỏ ra không mấy rõ rệt và không làm nảy sinh những đối lập khác biệt quan trọng như là ở các từ gốc Hán. Thế nhưng vấn đề cải tổ bộ mặt ngữ âm của chúng lại là cái quan trọng hàng đầu bởi vì cơ cấu âm thanh trong từ Ấn- Âu khác thậm chí khác xa với cơ cấu âm thanh của tiếng Việt. Có nghĩa là các từ được phân chia thành những âm tiết tách rời nếu là từ nhiều âm tiết và phát âm theo cơ cấu ngữ âm của âm tiết tiếng Việt. Người Việt thêm thanh điệu cho các âm tiết đó bỏ bớt âm trong các tổ hợp phụ âm hoặc lại chuyển âm này thành âm khác cho phù hợp với cách phát âm của mình. Ví dụ poste - bốt cafe - càphê carrotte - cà rốt gare - ga douille - đui đui đèn . Biến đổi thứ hai là người Việt có xu hướng rút ngắn bớt độ dài của các từ gốc Ản-Âu. Vì vậy đối với những từ ngắn thì họ chỉ việc cấu trúc hoá lại cho thành một âm tiết theo kiểu tiếng Việt là xong. Chẳng hạn sou - xu chef- xếp gare - ga boy - bồi valse - van frein - phanh gramme - gam. Ngược lại những từ dài thường được người Việt rút ngắn bớt

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.