TAILIEUCHUNG - 12 Lễ tết cổ truyền và hội tết

1. Tết Nguyên Đán Một năm, người Việt có nhiều lễ, tết, riêng Tết Nguyên Đán (đúng mồng một tháng giêng âm lịch) là ngày tết lớn nhất nên còn được gọi là tất cả. Đây là thời điểm kết thúc mùa màng, mọi người rảnh rỗi nghỉ ngơi vui chơi, thăm viếng lẫn nhau. | 12 Lễ tết cổ truyền 1. Tết Nguyên Đán Một năm người Việt có nhiều lễ tết riêng Tết Nguyên Đán đúng mồng một tháng giêng âm lịch là ngày tết lớn nhất nên còn được gọi là tất cả. Đây là thời điểm kết thúc mùa màng mọi người rảnh rỗi nghỉ ngơi vui chơi thăm viếng lẫn nhau. và cũng là lúc giao thời của đông tàn xuân tới. Theo phong tục cổ truyền VN Tết Nguyên Đán trước hết là tết của gia đình. Chiều 30 tết nhà nhà làm lễ cúng rước gia tiên và gia thần thể hiện tình cảm uống nước nhớ nguồn. Trong 3 ngày tết diễn ra 3 cuộc gặp gỡ lớn ngay tại một nhà. Thứ nhất là cuộc gặp gỡ của các gia thần Tiên sư hay Nghệ sư - vi tổ đầu tiên dạy nghề gia đình mình đang làm. Thổ công - thần giữ đất nơi mình ở và Táo quân -thần coi việc nấu ăn của mọi người trong nhà. Thứ hai là cuộc gặp gỡ tổ tiên ông bà. những người đã khuất. Nhân dân quan niệm hương hồn người đã khuất cũng về với con cháu vào dịp Tết. Thứ ba là cuộc gặp gỡ của những người trong nhà. Như một thói quen linh thiêng và bền vững nhất mỗi năm tết đến dù đang ở đâu làm gì. hầu như ai cũng mong muốn và cố gắng trở về đoàn tụ với gia đình. 2. Tết Khai hạ Theo cách tính của người xưa ngày mùng Một tháng Giêng ứng vào gà mùng Hai - chó mùng Ba - lợn mùng Bốn - dê mùng Năm - trâu mùng Sáu ngựa mùng Bảy - người mùng Tám - lúa. Trong 8 ngày đầu năm cứ ngày nào sáng sủa thì coi như giống thuộc về ngày ấy cả năm được tốt. Vì vậy đến mùng Bảy thấy trời tạnh ráo thì người ta tin cả năm mọi người sẽ gặp may mắn hạnh phúc. Mùng Bảy kết thúc Tết Nguyên Đán thì cũng là lúc bắt đầu Tết Khai hạ - Tết mở đầu ngày vui để chào mùa Xuân mới. 3. Tết Thượng nguyên Tết Thượng nguyên Tết Nguyên tiêu vào đúng rằm tháng Giêng-ngày trăng tròn đầu tiên của năm. Tết này phần lớn tổ chức tại chùa chiền vì Rằm tháng Giêng còn là ngày vía của Phật tổ. Thành ngữ Lễ Phật quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng xuất phát từ đó. Sau khi đi chùa mọi người về nhà họp mặt cúng gia tiên và ăn cỗ. 4. Tết Hàn thực Hàn thực nghĩa là ăn đồ nguội. Tết này vào ngày mùng Ba

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.