TAILIEUCHUNG - Năng suất – Lịch sử phát triển

Vào năm 1776, nhà kinh tế học người Anh Adam Smith, trong cuốn sách “Sự thịnh vượng của một quốc gia” đã cho rằng cải tiến năng suất có thể đạt được thông qua “Sự phân chia lao động”, bằng việc chuyên môn hoá công nhân, mỗi người làm một công việc khác nhau với các chức năng khác nhau trong một đầu mối công việc tổng thể sẽ đem lại hiệu quả hơn là việc để một người làm toàn bộ các công đoạn từ đầu đến cuối | Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, cạnh tranh là giành ưu thế nhằm mở rộng thị phần, bán được nhiều hàng hoá dịch vụ hơn và thu được lợi nhuận nhiều hơn. Cạnh tranh luôn được nhìn nhận trong trạng thái động và sự ràng buộc của các mối quan hệ tương đối. Trong xu thế hội nhập và trào lưu tự do thương mại hoá, cạnh tranh diễn ra đồng thời ở các cấp độ từ từng doanh nghiệp tới cả nền kinh tế quốc dân. Cạnh tranh được quan tâm trước hết ở cấp doanh nghiệp thể hiện trên hàng hoá dịch vụ. Ở tầm quốc gia, khả năng cạnh tranh chủ yếu được tích tụ từ sức cạnh tranh của các doanh nghiệp kết hợp với một số yếu tố khác như chiến lược, chính sách và những vấn đề quản lý vĩ mô. Diễn đàn kinh tế thế giới (1999) đã đưa ra 08 nhóm nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh của các quốc gia với các trọng số khác nhau: Chính phủ, tài chính, độ mở cửa, lao động, công nghệ, cơ sở hạ tầng, thể chế, quản lý. Hiện có 02 nhóm chỉ tiêu đánh giá: Chỉ số cạnh tranh tăng trưởng (GCI), đánh giá các nhân tố đóng góp vào sự tăng trưởng trong tương lai của một nền kinh tế đo bằng tỷ lệ thay đổi của GDP/người. Chỉ số cạnh tranh hiện tại (CCI), xác định các nhân tố nền móng tạo ra năng suất hiện tại được đo bằng GDP/người (năng suất xã hội). Với các doanh nghiệp, yếu tố cạnh tranh thường liên quan tới cơ sở hạ tầng, công nghệ, lao động, vốn, thị trường, quản lý. Mức độ ưu thế của từng yếu tố và ưu thế tích hợp của các yếu tố ấy là cơ sở (tiềm lực) để có thể tạo nên sức cạnh tranh cao hay thấp. Các chỉ tiêu được quan tâm xem xét là: Năng suất (năng suất lao động, năng suất vốn, năng suất các nhân tố tổng hợp - TFP); Công nghệ (mức độ trang bị công nghệ hiện đại); Hiệu quả sản xuất và tiêu thụ hàng hoá dịch vụ (mức chất lượng, hàm lượng công nghệ, giá trị thương hiệu, sản phẩm mới, ); Giá (giá và độ linh hoạt về giá, ); Hệ thống phân phối; Sự ổn định các nguồn cung ứng đầu vào.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.