TAILIEUCHUNG - MỸ THUẬT CỔ Ở CHÙA ÔNG Chúng tôi điền dã đến chùa Ông, thuộc thôn Bình

MỸ THUẬT CỔ Ở CHÙA ÔNG Chúng tôi điền dã đến chùa Ông, thuộc thôn Bình Lương, xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên - Một vùng quê thoáng đãng, ao hồ trong mát và những di tích cổ còn lại. Địa danh cổ nơi đây, khi xưa cũng thuộc huyện Gia Lâm, bởi trên hai tấm bia đá và quả chuông chùa đều ghi: “Thuận An phủ, Gia Lâm huyện, Đình Luân xã, Bình Lương, Lương Xá nhị thôn, quan viên hương lão sắc mục xã thôn trưởng thượng hạ đẳng”. (Thôn Lương Xá có thể là Dương. | MỸ THUẬT CỔ Ở CHÙA ÔNG Chúng tôi điền dã đến chùa Ông thuộc thôn Bình Lương xã Tân Quang huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên - Một vùng quê thoáng đãng ao hồ trong mát và những di tích cổ còn lại. Địa danh cổ nơi đây khi xưa cũng thuộc huyện Gia Lâm bởi trên hai tấm bia đá và quả chuông chùa đều ghi Thuận An phủ Gia Lâm huyện Đình Luân xã Bình Lương Lương Xá nhị thôn quan viên hương lão sắc mục xã thôn trưởng thượng hạ đẳng . Thôn Lương Xá có thể là Dương Xá ở gần thôn Bình Lương bây giờ . Nguồn gốc Chùa được xây dựng từ thời Lý tôn thờ thiền sư Từ Đạo Hạnh vua Lý Thần Tông và thờ Phật vẫn được duy trì cho đến tận ngày nay. Trong chùa hiện còn tượng đồng thiền sư Từ Đạo Hạnh vua Lý Thần Tông đời thứ 5 nhà Lý - cũng là hiện thân Từ Đạo Hạnh sau sự trút xác ở núi Thày . Chùa Ông trải qua nhiều thời đại chùa đã nhiều lần xuống cấp được các thời sau trùng tu tu bổ. Theo các tư liệu cho biết các lần trùng tu thời Hậu Lê vào các niên hiệu Dương Hòa năm thứ 6 1640 Thịnh Đức 1653-1657 Chính Hòa năm thứ 20 1699 các lần tu bổ vào thời Nguyễn. lần cuối cùng được ghi trên Thượng lương gian Tiền đường Trùng tu năm Kỷ Mão thời vua Bảo Đại 14 1938 . Nghiên cứu về chùa Ông với hiện vật cổ còn lại và những tư liệu có niên đại còn thấy được là điều có tác dụng và ý nghĩa trong việc nhận diện rõ phong cách mỹ thuật của các thời đã phủ trùm lên di tích cổ qua các lần trùng tu tu bổ. Đặc biệt với các di tích có chiều dài của lịch sử ngót ngàn năm như chùa Ông. Chùa Ông hiện tại đang tu bổ vẫn cố giữ những nét Kiến trúc truyền thống thời Lê - Nguyễn. Nghiên cứu kỹ chùa Ông thấy bổ sung nhiều tượng và đồ thờ mới làm song chùa vẫn còn lại những hiện vật nghệ thuật cổ. Chúng tôi còn phát hiện trong chùa có những viên gạch cổ hình trang trí nổi. Ban khánh tiết nhà chùa cho biết Những viên gạch này được tìm thấy trong khi đào đất để tôn tạo chùa tại khu vực vườn và ao chùa. 1. Các hiện vật cổ nghệ thuật ở chùa Ông - Bia đá còn lại hai cái. Đọc văn bia được biết Một Bia làm năm Chính Hòa 24 thời vua

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.