TAILIEUCHUNG - CỜ TƯỚNG HỒ GƯƠM - NÉT SINH HOẠT VĂN HOÁ CỦA NGƯỜI HÀ NỘI
Hồ Gươm không chỉ để lại dấu ấn sâu đậm cho những ai đã từng một lần nghe, một lần đến với Hồ Gươm qua truyền thuyết rùa thần, qua vẻ đẹp duyên dáng mà tạo hoá ban tặng. Theo thời gian, Hồ Gươm đã trở thành trung tâm của sinh hoạt văn hoá cờ tướng, một môn thể thao trí tuệ thu hút người chơi cờ ở mọi lứa tuổi, tầng lớp cùng tụ hội về đây để trao đổi, học hỏi lẫn nhau qua những nước cờ, ván cờ | Bên Hồ Gươm, mọi ranh giới giữa tuổi tác, tầng lớp của người chơi đều không đáng chú ý. Điều mà người chơi quan tâm là tìm được một "kỳ thủ đẳng cấp" để cùng so tài. Trong cờ Tướng, trình độ chơi cờ được chia làm 2 loại: cờ Tướng phổ thông và cờ đạo. Trong cờ Tướng phổ thông, người chơi được phép sử dụng mọi biện pháp, mánh khoé, bất kể là xấu hay đẹp, miễn hạ gục được đối thủ. Trái với cờ phổ thông, cờ đạo là sự giao lưu giữa hai tính cách của hai con người. Như ông Đắc Lê, người chơi cờ nổi tiếng, từng nhận xét: "Cờ như bản thân cuộc đời". Quả thực, nếu quan sát kỹ từng nước đi, thế cờ, cách ngồi, cách cầm quân cờ. bạn có thể cảm nhận được người đánh cờ là người thế nào. Ai suy nghĩ nông cạn tất nước cờ chỉ nhằm vào cái lợi trước mắt; đối với con người mưu mô thì nước đi đầy toan tính, thế cờ giăng nhiều bẫy hiểm; ai tính cách điềm tĩnh, ôn hoà, biết nhìn xa trông rộng, suy nghĩ chín chắn thì thế ngồi vững trãi, cầm quân cờ nhẹ nhàng mà không lỏng lẻo, nước đi thoáng đạt, đơn giản nhưng hiệu quả, thế cờ vững chắc, công thủ toàn diện. Những người như vậy thì dù thắng hay bại, đối phương đều phải "tâm phục khẩu phục". Thường bàn cờ nào có "kỳ thủ đẳng cấp" cầm quân bao giờ cũng chật cứng người xem, cả vòng trong lẫn vòng ngoài. Không những thế, nó còn hấp dẫn được trí tò mò của những du khách nước ngoài đi dạo bên Hồ.
đang nạp các trang xem trước