TAILIEUCHUNG - Báo cáo về Lịch sử báo chí thế giới
Báo cáo Lịch sử báo chí thế giới | , trước mắt, theo chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010, sẽ thử nghiệm xây dựng các tổ hợp xuất bản, tập đoàn báo chí có các hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định pháp luật tạo nguồn thu cho hoạt động báo chí. Còn theo phác thảo của ông Doãn, tập đoàn phải có hạt nhân là một cơ quan báo chí (báo in, truyền hình, phát thanh, Internet), làm ra nhiều ấn phẩm báo chí, bên cạnh đó là những hoạt động bổ trợ phục vụ phát triển báo chí, nhưng không phải là phép cộng cơ học các toà báo. Phác thảo này được đưa ra sau khi Bộ Văn hoá – Thông tin đã có tham khảo một số mô hình tập đoàn báo chí trên thế giới như Thuỵ Điển, Nhật Bản, Trung Quốc Đưa ra phác thảo này, ông Doãn cho thấy “chưa có cơ quan báo chí nào ở Việt Nam có đầy đủ thực lực và cơ cấu thích hợp để hình thành tập đoàn thực sự”. Tuy nhiên, ngay cả hai điều cơ bản nhất là định nghĩa và tiêu chí thành lập tập đoàn báo chí ở Việt Nam Bộ Văn hoá – Thông tin vẫn chưa thể đưa ra được. Ông Doãn chỉ có thể đưa ra một nguyên tắc “không áp dụng rập khuôn” mô hình của bất kì nước nào do các khác biệt về thể chế chính trị, điều kiện kinh tế xã hội, dân trí; và gợi mở thêm một số vấn đề: ở Việt Nam, chủ tịch tập đoàn có quyền bổ nhiệm Tổng Biên Tập hay không, các tổ chức trong tập đoàn sẽ hoạt động như thế nào, làm sao giải được các “bài toán” về tính chuyên nghiệp trong quản lý của các toà soạn và trong tác nghiệp của các nhà báo, về điều kiện cơ sở vật chất của các tờ báo,
đang nạp các trang xem trước