TAILIEUCHUNG - 'Còn một Mỹ Sơn cổ xưa hơn trong lòng đất'

Lần đầu tiên, một cuộc khai quật đã hé mở lịch sử xây dựng khu di tích Mỹ Sơn của dân tộc Chăm, với việc tìm ra một công trình kiến trúc đổ khá nguyên vẹn, nằm sâu dưới lòng đất nhóm tháp D. Tiến sĩ Lê Đình Phụng, Viện Khảo cổ học, chủ trì nhóm chuyên gia, đã trao đổi với VnExpress quanh phát hiện này. | Còn một Mỹ Sơn cổ xưa hơn trong lòng đất Một ngôi tháp tại Mỹ Sơn. Lần đầu tiên một cuộc khai quật đã hé mở lịch sử xây dựng khu di tích Mỹ Sơn của dân tộc Chăm với việc tìm ra một công trình kiến trúc đổ khá nguyên vẹn nằm sâu dưới lòng đất nhóm tháp D. Tiến sĩ Lê Đình Phụng Viện Khảo cổ học chủ trì nhóm chuyên gia đã trao đổi với VnExpress quanh phát hiện này. - Vì sao lại có cuộc khai quật lần này - Trước kia những cuộc khai quật khảo cổ của các học giả người Pháp và những lần khai quật gần đây của Việt Nam tiến hành tại di sản Mỹ Sơn đều chủ yếu phục vụ việc trùng tu và gia cố các di tích. Cuộc khai quật lần này có mục đích hoàn toàn khác. Nó nhằm nghiên cứu quá trình phát triển và dựng xây của Mỹ Sơn trong lịch sử của dân tộc Chăm. Mỹ Sơn về cơ bản hiện là phế tích khảo cổ. Năm 1947 Pháp bắn đại bác khiến một số di tích hỏng. Năm 1969 Mỹ rải thảm B52 nên các tháp hỏng rất nhiều và các công trình hiện nay hầu như đều bị xuống cấp. Tuy nhiên với những giá trị lớn về nhiều mặt Mỹ Sơn vẫn được xếp là di sản văn hóa thế giới theo tiêu chuẩn C ii như là một ví dụ điển hình về trao đổi văn hóa và theo tiêu chuẩn C iii như là bằng chứng duy nhất của nền văn minh châu Á đã bị biến mất. Để đảm bảo mục đích đó chúng tôi đã đào một hố với diện tích 100 m2 một hố 140 mét vuông. Ngoài ra để khai thông dòng chảy khe Thẻ nhằm bảo tồn những công trình kiến trúc hiện còn chúng tôi tiếp tục khai quật dưới lòng suối 150 mét vuông. Tuy nhiên vì đây là di sản văn hóa thế giới không được phép xâm phạm nên các hố đào đều được thực hiện cách chân móng kiến trúc hiện nay ít nhất 4 2 mét. - Cuộc khai quật đã tìm ra những gì - Kết quả khai quật đã bộc lộ rõ tiến trình xây dựng của Mỹ Sơn qua các gian đoạn lịch sử khác nhau. Tại hai hố đầu tiên đã thấy 1 lớp kiến trúc cổ bị đổ dưới công trình kiến trúc Mỹ Sơn hiện nay ở độ sâu 0 9 đến 1 1 mét. Lớp này có tính chất sụp đổ nguyên dạng vì các lớp gạch vẫn xếp theo tư thế đổ ngoài ra nó có các thành phần kiến trúc còn nguyên vẹn. Như vậy có

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
9    163    0
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.