TAILIEUCHUNG - Cơ sở hình thành tư tưởng HCM về đại đoàn kết dân tộc
Dân tộc ta đã hình thành, tồn tại và phát triển suốt 4000 năm lịch sử, gắn liền với yếu tố cố kết cộng đồng dựng nước và giữ nước. Để tồn tại và phát triển, dân ta phải chống thiên tai, thường xuyên và liên tục, trị thủy các con sông lớn, cải tạo xây dựng đồng ruộng, trồng lúa nước. Văn minh nông nghiệp trồng lúa nước chính là văn hóa tạo ra sự cấu kết cộng đồng của những người cùng sống trên một dải đất, có chung một kiểu sinh hoạt kinh tế, cùng tâm lý | Khái niêm “dân” của HCM: “Dân” là đồng bào, là anh em một nhà, không phân biệt già, trẻ, trai, gái, giàu là toàn dân, toàn thể dân tộc Việt Nam, bao gồm đa số, thiểu số, có đạo, không có đạo, tất cả những người sống trên dải đất vậy, ‘dân ‘ theo HCM có biên độ rất rộng, vừa được hiểu là mỗi cá nhân, vừa được hiểu là toàn thể đồng bào, những ‘dân” không phải là khối đồng nhất, mà là một cộng đồng có nhiều giai tầng,”dân’ có lợi ích chung và riêng, có vai trò và thái độ khác nhau đối với sự phát triển xã vững quan điểm giai cấp của Mác-Leenin, HCM chỉ ra giai cấp công nhân, nông dân là những giai cấp cơ bản, vừa là lực lượng đông đảo nhất, vừa là những người bị áp bức bóc lột nặng nề nhất, có tinh thần cách mạng triệt để nhất, là gốc của cách mạng. HCM chỉ rõ dân là gốc của cách mạng, là nền tảng của đất nước, là chủ thể của đại đoàn kết, là lực lượng quyết định mọi thắng lợi của cách mạng. Đại đoàn kết theo HCM là ai có tài, có đức, có lòng phụng sự tổ quốc và nhân dân, thật thà tán thành hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ thì ta thật thà đoàn kết với họ.
đang nạp các trang xem trước