TAILIEUCHUNG - Bài giảng Lý thuyết xác suất và thống kê toán: Phần 2 - Trường Đại học Duy Tân

Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 bài giảng "Lý thuyết xác suất và thống kê toán" tiếp tục cung cấp đén bạn nội dung 5 chương còn lại trong bài giảng. Chương 5: Phân phối xác suất rời rạc; Chương 6: Phân phối chuẩn; Chương 7: Khoảng tin cậy và cỡ mẫu; Chương 8: Kiểm định giả thuyết thống kê; Chương 9: Tương quan và hồi quy. Cùng tham khảo nội dung phần 2 tại đây nhé các bạn! | lOMoARcPSD 16991370 Chương 5 PHÂN PHỐI XÁC SUẤT RỜI RẠC Phân phối xác suất Trong chương 1 ta đã biết về khái niệm biến là một đặc điểm hoặc một thuộc tính có thể cho các giá trị khác nhau. Biến được kí hiệu bằng các chữ cái in hoa như A B . X Y . Trong chương này ta khảo sát các biến gắn với các giá trị nào đó khi các giá trị này thay đổi ta được các biến ngẫu nhiên. Ta xét ví dụ sau Gieo một con súc sắc một lần gọi X là số chấm xuất hiện của con súc sắc. Khi đó X có thể nhận một trong những giá trị 1 2 3 4 5 6 . Vì khi ta chưa gieo con súc sắc thì chúng ta không thể biết trước được con súc sắc xuất hiện mặt bao nhiêu chấm có nghĩa là ta chưa thể biết X nhận giá trị bao nhiêu nên nó được goi là biến ngẫu nhiên. Biến ngẫu nhiên là biến mà giá trị của nó được xác định một cách ngẫu nhiên. Cũng trong chương 1 chúng ta cũng đã phân loại biến ngẫu nhiên thành biến ngẫu nhiên rời rạc và biến ngẫu nhiên liên tục. Ta nhắc lại Biến ngẫu nhiên rời rạc là biến ngẫu nhiên X mà các giá trị có thể của X là một tập hữu hạn hoặc vô hạn đếm được. Chẳng hạn số cuộc gọi điện thoại đến một công ty trong một ngày hay là số sinh viên trong một trường đại học . Biến ngẫu nhiên liên tục là biến ngẫu nhiên X mà taị các giá trị có thể của X là một hoặc một số khoảng trên trục số. Chẳng hạn tốc độ của một xe ôtô hay nhiệt độ của một khu vực trong một ngày . Trong chương này ta sẽ đi khảo sát các biến ngẫu nhiên rời rạc. Biến ngẫu nhiên liên tục sẽ được tìm hiểu trong chương 6. Phân bố xác suất rời rạc bao gồm các giá trị của biến ngẫu nhiên có thể giả định và xác suất tương ứng của các giá trị đó. Các xác suất được xác định theo lý thuyết hoặc theo quan sát. Phân phối xác suất có thể được thể hiện bằng cách sử dụng đồ thị hoặc một bảng cũng có thể được sử dụng bằng một công thức. Ví dụ . Lập một phân phối xác suất về số mặt xuất hiện của một con súc sắc khi được gieo. Lời giải Gọi X là số chấm xuất hiện của con súc sắc. Vì không gian mẫu của phép thử là Ω 1 2 3 4 5 6 và xác suất .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.