TAILIEUCHUNG - Sổ tay kỹ thuật chế biến bảo quản giống - Phần 5: Côn trùng hại kho

Sổ tay kỹ thuật chế biến bảo quản giống - Phần 5: Côn trùng hại kho có nội dung trình bày giới thiệu chung về tổn thất do côn trùng và các nghiên cứu về côn trùng; đặc điểm của côn trùng hại kho trong bảo quản; tính chất và phương thức ăn hại của côn trùng hại kho; sự tăng trưởng quần thể côn trùng hại kho; đặc trưng về quần thể của côn trùng hại kho; những nguyên nhân lây lan của các loại côn trùng; mức độ nhiễm sâu mọt; . Mời các bạn cùng tham khảo! | 119 PHẦN 5 CÔN TRÙNG HẠI KHO I -TỔN THẤT DO CÔN TRÙNG VÀ CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CÔN TRÙNG 1. Tổn thất do côn trùng gây hại Theo đánh giá của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc - FAO Food and Agriculture Organization tổn thất do côn trùng gây hại đối với ngũ cốc dự trữ trên toàn thế giới hàng năm vào khoảng 10 có nghĩa là 13 triệu tấn ngũ cốc đã bị mất chỉ do côn trùng và 100 triệu tấn đã bị mất giá trị Wolpert 1967 . Theo Snelson 1987 sự tổn hại ở các vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới cao hơn so với vùng ôn đới. Theo công bố của FAO Anon 1979 chỉ kể riêng các kết quả nghiên cứu của các tác giả Mỹ về mất mát ngũ cốc sau thu hoạch vào năm 1967 ở các nước công nghiệp phát triển đã lên tới 42 triệu tấn tức bằng 95 tổng sản lượng thu hoạch của Canada hay bằng gấp đôi sản lượng lương thực trong năm 1992 của nước ta. Ở khu vực Đông Nam Á những năm qua đã xảy ra một số vụ dịch hại lớn do côn trùng gây ra đối với ngũ cốc làm tổn thất tới trên 50 . Ngoài thiệt hại về số lượng đã nêu trên chúng còn làm giảm chất lượng nông sản phẩm và hạt giống làm giảm uy tín hàng hóa trên thị trường. 2. Nghiên cứu về côn trùng hại kho Trên thế giới việc nghiên cứu về bảo quản nông sản và việc thống kê các thiệt hại do sâu mọt gây ra đã được bắt đầu từ rất sớm và thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học. Theo Henderson and Chistenson 1961 có hàng trăm loài côn trùng phát sinh trong bảo quản hạt ngũ cốc và hạt giống. Chỉ có hơn 50 loài gây hại trong đó chỉ khoảng hơn 12 loài gây hại nghiêm trọng. Chúng phá hoại nộ i nhũ và phôi kết quả là chất lượng và khối lượng hạt giảm nghiêm trọng. Theo tác giả Suppakanh Thái Lan thì 2 loài mọt được coi là nguy hiểm nhất là mọt gạo Sitophilus oryzae L. và ngài lúa Sitroga .

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.