TAILIEUCHUNG - Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu tác động và sự phụ thuộc của người dân đến tài nguyên rừng Khu Bảo tồn thiên nhiên và Di tích Vĩnh Cửu tại xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai

Đề tài góp phần xây dựng cơ sở lý luận bảo tồn và phát triển rừng có người dân tham gia, giải quyết mối quan hệ giữa người dân sống gần rừng và TNR; đồng thời là cơ sở khoa học và thực tiễn cho chính quyền địa phương xã Phú Lý, KBTTN và DT Vĩnh Cửu đề ra các giải pháp BVPTR bền vững. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP Bùi Minh Tân NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG VÀ SỰ PHỤ THUỘC CỦA NGƯỜI DÂN ĐẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VÀ DI TÍCH VĨNH CỬU TẠI XÃ PHÚ LÝ HUYỆN VĨNH CỬU TỈNH ĐỒNG NAI Chuyên ngành Lâm học Mã số LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Học viên Bùi Minh Tân Người hướng dẫn khoa học PGS Nhâm Hà Nội 2009 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong nhiều thập kỷ qua thế giới đã nhận thấy rằng các KBTTN và VQG có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học và mang lại lợi ích cho toàn xã hội. Các KBT là nơi lưu trữ các vật liệu thiên nhiên cho sự phát triển của các ngành y tế nông nghiệp và lâm nghiệp đồng thời gìn giữ các chức năng tự nhiên của hệ sinh thái bảo vệ đất đai điều hòa khí hậu giúp con người được sống trong bầu khí quyển trong lành. Mặc dù các KBT có tầm quan trọng như vậy nhưng quản lý các KBT đó đang gặp rất nhiều khó khăn từ phía các cộng đồng địa phương đặc biệt đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam 22 . Là một nước nhiệt đới với 3 4 diện tích đất đai là đồi núi trong đó có rừng Việt Nam rất giàu có về đa dạng sinh học. Nguồn tài nguyên này không những có vai trò quan trọng đối với toàn xã hội có ý nghĩa quốc gia mà còn là nguồn sinh kế chủ yếu của con người từ bao đời đặc biệt đối với các cộng đồng sống trong và gần rừng. Từ năm 1962 đến 2002 Việt Nam đã thành lập một hệ thống các khu RĐD gồm có 105 KBTTN và VQG. Hầu hết các KBTTN và VQG này nằm ở vùng núi và là nơi có các cộng đồng dân tộc thiểu số sinh sống. Vì vậy để ngăn chặn những tác động bất lợi tới TNR và tham gia vào bảo tồn đa dạng sinh học các KBTTN và VQG đều phải xây dựng một diện tích bao quanh để bảo vệ gọi là vùng đệm 13 . Đối với người dân địa phương sống trong và gần rừng việc thành lập các KBTTN và VQG luôn có xu hướng làm thay đổi lớn tới cuộc sống của họ. Bắt đầu từ những thay đổi về vị trí nhà ở về thói quen chiếm hữu đất đai canh tác nguồn sản phẩm sẵn có ở rừng dẫn tới nhiều thay đổi .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.