TAILIEUCHUNG - Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp của Hiệu trưởng nhằm đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục ở trường mầm non 19/5 thị trấn ĐắkRVe, Huyện Kon Rẫy

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm nghiên cứu cơ sở lí luận về xã hội hóa giáo dục. Tìm hiểu thực trạng việc thực hiện xã hội hóa giáo dục ở trường mầm non 19/5 Huyện Kon Rẫy. Đề xuất một số biện pháp của Hiệu trưởng nhằm đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục ở trường mầm non. | Đề tài Một số biện pháp của Hiệu trưởng nhằm đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục ở trường mầm non 19 5 thị trấn ĐắkRVe Huyện Kon Rẫy. A PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Như chúng ta đã biết sự nghiệp Giáo dục luôn được Đảng và nhà nước ta đặc biệt quan tâm đầu tư phát triển. Trong các Chỉ thị Nghị quyết của Đảng luôn nêu cao vai trò quan trọng của nền giáo dục nước nhà tại Hội Nghị Ban chấp hành Trung ương 2 Khóa VIII đã ban hành Nghị quyết thực hiện các chủ trương của Đảng nhà nước về định hướng chiến lược phát triển giáo dục và Đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa CNH HĐH lĩnh vực Giáo dục và đào tạo nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ Quốc cụ thể là Đã xây dựng được hệ thống giáo dục và đào tạo tương đối hoàn chỉnh từ mầm non đến đại học. Cơ sở vật chất thiết bị giáo dục đào tạo được cải thiện rõ rệt và từng bước hiện đại hóa. Ở nước ta Giáo dục và Đào tạo đã được coi là quốc sách hàng đầu. Tại Hội nghị lần thứ VIII Ban chấp hành Trung ương khóa XI đã ban hành Nghị Quyết số 29- NQ TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập Quốc tế. Tại Nghị quyết này một lần nữa khẳng định quan điểm của Đảng ta là Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu là sự nghiệp của toàn Đảng Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho Giáo dục là đầu tư cho phát triển được ưu tiên đi trước trong các chương trình kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Tại quan điểm thứ sáu của Nghị quyết khẳng định quot Chủ động phát huy mặt tích cực hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển Giáo dục và đào tạo. Phát triển hài hòa hỗ trợ Giáo dục công lập và ngoài công lập giữa các vùng miền. Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo đối với các vùng đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số biên giới hải đảo vùng sâu vùng xa và các đối tượng chính sách. .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.