TAILIEUCHUNG - Khu kinh tế cửa khẩu Cao Bằng: Một số hàm ý chính sách phát triển

Bài viết này nghiên cứu mô hình khu kinh tế cửa khẩu gắn với đặc điểm tự nhiên - kinh tế - xã hội và các mục tiêu phát triển thương mại biên giới của tỉnh Cao Bằng; từ đó đề xuất một số kiến nghị về chính sách phát triển khu kinh tế cửa khẩu Cao Bằng đặt trong những rủi ro về chính sách thương mại biên giới Trung Quốc trong bối cảnh hiện nay. | KHU KINH TẾ CỬA KHẨU CAO BẰNG MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN 高平口岸经济区 发展政策之若干含义 PGS TS Nguyễn Hoàng Việt Đại học Thương mại 阮黄越 Tóm tắt Bài viết này nghiên cứu mô hình khu kinh tế cửa khẩu gắn với đặc điểm tự nhiên - kinh tế - xã hội và các mục tiêu phát triển thương mại biên giới của tỉnh Cao Bằng từ đó đề xuất một số kiến nghị về chính sách phát triển khu kinh tế cửa khẩu Cao Bằng đặt trong những rủi ro về chính sách thương mại biên giới Trung Quốc trong bối cảnh hiện nay. Từ khóa Chính sách thương mại biên giới Cao Bằng Khu kinh tế cửa khẩu Một con đường - một vành đai. 摘要 本文研究高平省有关自然 经济社会条件以及边界经贸发展目标的口岸 经济区模型 从而提出在目前中国边界经贸政策的风险的背景下 对发展高平口岸经 济区的政策得一些建议 关键词 边贸政策 高平 口岸经济区 一带一路 Thuật ngữ khu kinh tế cửa khẩu KKTCK mới được dùng ở Việt Nam trong thời gian gần đây khi quan hệ kinh tế - thương mại Việt Nam và Trung Quốc đã có những bước phát triển mới đòi hỏi phải có mô hình kinh tế phù hợp nhằm khai thác các tiềm năng thế mạnh kinh tế của hai nước thông qua các cửa khẩu biên giới. KKTCK Cao Bằng được thành lập ngày 11 3 2014 theo quyết định của Thủ tướng chính phủ sau gần hai năm hoạt động KKTCK đã từng bước thành hình và có những đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong bối cảnh Trung Quốc liên tục có những thay đổi điều chỉnh về chính sách thương mại biên giới đặc biệt là những tác động về địa kinh tế từ chiến lược quot Một vành đai - Một con đường quot đặt ra cho các tỉnh biên giới phía Bắc nói chung và Cao Bằng nói riêng những triển vọng phát triển và cả những rủi ro để phát triển bền vững. Mục tiêu của bài viết này là nhận dạng những thách thức để từ đó đề xuất một số khuyến nghị về chính sách phát triển KKTCK Cao Bằng. Phần lớn các dữ liệu sử dụng trong bài viết này được thu thập trong chuyến khảo sát thực tế các địa phương trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước về phát triển chuỗi cung ứng hàng nông sản vùng Tây Bắc do trường Đại học Thương mại chủ trì có kết hợp với số liệu thứ cấp được đăng tải trên các trang website

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.