TAILIEUCHUNG - Nghiên cứu nhân giống loài hoàng liên ô rô lá dày (Mahonia Bealei (Fortune) Pynaert) bằng phương pháp giâm hom

Nội dung của bài viết trình bày kết quả sau 90 ngày nhân giống Mahonia bealei từ hom chồi dài 15 cm vào mùa đông cho tỷ lệ sống cao nhất (56,67%). Sử dụng hoocmon IBA ppm làm tăng số lượng rễ và chồi cao nhất, tỷ lệ sống là 94,4% | . HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 7 NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG LOÀI HOÀNG LIÊN Ô RÔ LÁ DÀY MAHONIA BEALEI FORTUNE PYNAERT BẰNG PHƢƠNG PHÁP GIÂM HOM Bùi Văn Hƣớng1 Bùi Văn Thanh2 4 Nguyễn Thị Vân Anh2 Phạm Thanh Huyền3 1 Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2 Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 3 Viện Dược liệu Bộ Y tế 4 Học viện Khoa học và Công nghệ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Hoàng liên ô rô lá dày Mahonia bealei Fortune Pynaert là loài dược liệu quý có giá trị kinh tế cao có phạm vi phân bố hẹp. Ở nước ta Hoàng liên ô rô lá dày thường phân bố dưới tán rừng kín thường xanh rừng thưa hay các trảng cây bụi trên các đỉnh và vách núi đá vôi nơi có lượng mùn ít nghèo dinh dưỡng. Do bị khai thác buôn bán ngày càng mạnh có nguy cơ bị tuyệt chủng nên loài này đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam năm 2007 phân cấp Nguy cấp EN . Loài Hoàng liên ô rô lá dày là một trong những vị thuốc được dùng nhiều trong y học cổ truyền để chữa các chứng bệnh về đường tiêu hóa đau mắt đỏ . Ngoài ra đây còn là một nguồn nguyên liệu để chiết xuất berberin. Trong tự nhiên loài cây này trước đây khá phong phú nhưng do khai thác buôn bán quá mức và liên tục nên đã bị suy giảm cả về số lượng và chất lượng. Đứng trước nguy cơ đó để phục vụ cho công tác bảo tồn và phát triển loài cây này việc nghiên cứu nhân giống loài cây này là việc làm rất cần thiết và có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. I. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Các thí nghiệm về nhân giống bằng hom loài Hoàng liên ô rô lá dày được dựa vào các phương pháp nhân giống cây thuốc cây rừng của Nguyễn Hoàng Nghĩa 2001 Nguyễn Duy Minh 2009 và Dương Mộng Hùng 2005 . Các thí nghiệm được thực hiện tại Vườn bảo tồn thực vật Vườn Quốc gia Hoàng Liên huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai. Mỗi thí nghiệm được lặp lại 3 lần và kéo dài trong thời gian 90 ngày. Việc đo đếm theo dõi được tiến hành định kỳ 30 ngày lần. Mỗi công thức thí nghiệm .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.