TAILIEUCHUNG - Bài giảng Nội cơ sở 2 - Bài 11: Điện tâm đồ nhập môn

Bài giảng này giúp người học có thể: Trình bày nguyên lý, cơ chế hình thành điện tâm đồ (ĐTĐ); trình bày cách thức mắc các chuyển đạo và ý nghĩa của các nhóm chuyển đạo thăm dò tim; trình bày các sóng, khoảng và đoạn của một ĐTĐ bình thường, ý nghĩa của nó. | Điện tâm đồ nhập môn ĐIỆN TÂM ĐỒ NHẬP MÔN Mục tiêu 1. Trình bày nguyên lý cơ chế hình thành điện tâm đồ ĐTĐ . 2. Trình bày cách thức mắc các chuyển đạo và ý nghĩa của các nhóm chuyển đạo thăm dò tim. bày các sóng khoảng và đoạn của một ĐTĐ bình thường ý nghĩa của nó. I . NGUYÊN LÍ ĐIỆN TÂM ĐỒ - Cơ tim được ví như một tế bào lúc nghỉ các ion dương ở ngoài màng tế bào các ion âm ở ngoài màng tế bào giữ cho màng tế bào thăng bằng về điện học. Một tế bào như thế gọi là có cực nghĩa là ở trạng nghỉ hay cân bằng về điện học . Khi cơ tim bị kích thích sẽ xuất hiện sự khử cực trong đó các ion âm khuếch tán ra ngoài màng còn các ion dương khuếch tán vào trong màng. Tiếp theo hiện tượng khử cực lại đến sự tái cực làm cho điện dương xuất hiện trở lại mặt ngoài tế bào điện âm ở mặt trong như ban đầu. Sự tái cực và khử cực đều xảy ra ở thì tâm thu trong thì tâm trương cơ tim ở trạng thái có cực và chu kỳ sẽ tái diễn khi có một kích thích mới. Hoạt động này nếu được ghi lại bằng máy điện tim ta sẽ có một đường biểu diễn đặc biệt gọi là điện tâm đồ ĐTĐ . - Đường nằm ngang tưng ứng với với thì tâm trương gọi là đường đẳng điện có cực - Sóng P ứng với sự khử cực của nhĩ và đoạn PQ PR là thời gian truyền xung động từ nhĩ xuống thất còn gọi là thời gian dẫn truyền nhĩ thất . - Một sóng cao ứng với đầu thì tâm thu là giai đoạn khử cực của thất gọi là phức bộ QRS bao gồm sóng Q khử cực của vách liên thất sóng R khử cực của hai thất và sóng S khử cực của đáy hay nền tâm thất . - Đoạn ST là đẳng điện ứng với thời kỳ tái cực chậm của thất. - Một sóng chậm tù ứng với sự tái cực nhanh của thất gọi là sóng T. - Một đường nằm ngang ứng với thì tâm trương trở lại có cực và bắt đầu một chu kỳ tim mới. II. HOẠT ĐỘNG ĐIỆN HỌC CỦA TIM VÀ CÁC CHUYỂN ĐẠO 1. Hoạt động điện học của tim - Tim hoạt động được là nhờ một xung động truyền qua hệ thần kinh tự động của tim đồng thời chịu sự chi phối của hệ thần kinh giao cm và đối giao cm. Đầu tiên xung động được phát ra từ nút xoang nút Keith-Flack

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.