TAILIEUCHUNG - Thành phần loài, đặc điểm phân bố và tình trạng bảo tồn các loài bò sát (Reptilia) tại khu rừng di tích lịch sử và cảnh quan môi trường Mường Phăng - Pá Khoang, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên
Bài viết trình bày việc nghiên cứu thành phần loài, đặc điểm phân bố và tình trạng bảo tồn các loài bò sát (Reptilia) tại khu rừng di tích lịch sử và cảnh quan môi trường Mường Phăng - Pá Khoang, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên | Thành phần loài, đặc điểm phân bố và tình trạng bảo tồn các loài bò sát (Reptilia) tại khu rừng di tích lịch sử và cảnh quan môi trường Mường Phăng - Pá Khoang, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ VÀ TÌNH TRẠNG BẢO TỒN CÁC LOÀI BÒ SÁT (REPTILIA) TẠI KHU RỪNG DI TÍCH LỊCH SỬ VÀ CẢNH QUAN MÔI TRƯỜNG MƯỜNG PHĂNG - PÁ KHOANG, HUYỆN ĐIỆN BIÊN, TỈNH ĐIỆN BIÊN Lưu Quang Vinh1, Lò Văn Oanh1 1 Trường Đại học Lâm nghiệp TÓM TẮT Dựa vào kết quả điều tra thực địa về đa dạng thành phần loài bò sát và đặc điểm phân bố của các loài bò sát từ ngày 3/3/2019 đến ngày 14/3/2019 tại Khu rừng Di tích lịch sử và cảnh quan môi trường Mường Phăng - Pá Khoang, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, chúng tôi đã ghi nhận lần đầu tiên 14 loài bò sát thuộc 14 giống, 8 họ, 1 bộ. Trong đó, sinh cảnh rừng thứ sinh trên núi đất đã ghi nhận nhiều loài nhất với 11 loài bò sát (chiếm 78,6%), về vị trí bắt gặp thì số loài sống trên cây được ghi nhận nhiều nhất với 9 loài (chiếm 64,3%) và về độ cao thì số loài phân bố chủ yếu ở đai độ cao từ 800 - 900 m với 10 loài (chiếm 71,1%), về mức độ tương đồng thành phần loài giữa KVNC và các khu vực lân cận, cho thấy mức độ tương đồng về thành phần loài cao nhất là giữa KVNC với KBTTN Xuân Liên (djk = ), giữa KVNC và KBTTN Mường Nhé có mức độ tương đồng thấp nhất (djk = ). Năm loài được đề xuất ưu tiên cho bảo tồn chiếm 35,7% tổng số 14 loài bò sát được ghi nhận tại khu vực nghiên cứu bao gồm: Tắc kè (Gekko reevesii), Rắn ráo trâu (Ptyas mucosa), Rắn ráo thường (Ptyas korros), Rắn cạp nong (Bungarus fasciatus), Rắn hổ mang trung quốc (Naja atra), và Rắn ráo trâu (Ptyas mucosa). Từ khóa: Bò sát, Mường Phăng - Pá Khoang, tình trạng bảo tồn. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ tư liệu khoa học về đa dạng sinh học, làm cơ Khu rừng Di tích lịch sử và cảnh quan môi sở đề xuất các giải pháp bảo tồn tài nguyên trường Mường Phăng - Pá Khoang nằm trong
đang nạp các trang xem trước