TAILIEUCHUNG - Một số đặc điểm cấu trúc và đa dạng loài cây gỗ của rừng lá rộng thường xanh tại Vườn Quốc gia Ba Bể
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá đặc điểm cấu trúc và sự đa dạng loài của tầng cây gỗ của rừng lá rộng thường xanh tại Vườn Quốc gia (VQG) Ba Bể, Bắc Kạn. Tổng số 10 ô tiêu chuẩn (OTC) điển hình tạm thời đã được thiết lập để đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng và xác định tên loài của tất cả cây gỗ ( ≥ 6 cm). | Một số đặc điểm cấu trúc và đa dạng loài cây gỗ của rừng lá rộng thường xanh tại Vườn Quốc gia Ba Bể Lâm học MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ ĐA DẠNG LOÀI CÂY GỖ CỦA RỪNG LÁ RỘNG THƯỜNG XANH TẠI VƯỜN QUỐC GIA BA BỂ Cao Thị Thu Hiền1, Nguyễn Đăng Cường2, Bùi Mạnh Hưng1, Nguyễn Văn Bích3 1 Trường Đại học Lâm nghiệp 2 Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 3 Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá đặc điểm cấu trúc và sự đa dạng loài của tầng cây gỗ của rừng lá rộng thường xanh tại Vường Quốc gia (VQG) Ba Bể, Bắc Kạn. Tổng số 10 ô tiêu chuẩn (OTC) điển hình tạm thời đã được thiết lập để đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng và xác định tên loài của tất cả cây gỗ ( ≥ 6 cm). Kết quả cho thấy, một số nhân tố cấu trúc lâm phần như mật độ (N, dao động từ 360 - 580 cây/ha); đường kính bình quân ( . , dao động từ 14,1 - 26,3 cm); chiều cao bình quân ( , dao động từ 10,7 - 16,6 m); tổng tiết diện ngang (G) và tổng trữ lượng (M) dao động lần lượt từ 9,5 - 27,3 m /ha và 72,5 - 251,4 m3/ha. Phân bố số 2 cây theo cấp đường kính (N/) có sự khác nhau giữa các OTC, trong đó 4/10 OTC tuân theo dạng hàm khoảng cách, 2/10 OTC tuân theo dạng hàm phân bố giảm và 4 OTC còn lại không tuân theo các dạng hàm lý thuyết được khảo sát. Phân bố số cây theo cấp chiều cao (N/HVN) có dạng một đỉnh lệch trái, với 8/10 OTC được mô phỏng tốt bởi hàm Weibull. Giữa đường kính và chiều cao của tầng cây gỗ có mỗi quan hệ chặt, với hệ số tương quan (R2, dao động từ 0,76 - 0,82) theo đó hàm bậc 2 ở dạng logarithm được đánh giá là dạng hàm tốt nhất để biểu diễn mối quan hệ này. Đặc điểm phân bố không gian của cây rừng chủ yếu theo dạng phân bố đều (đối với trạng thái IIIA2 và IIIA3) trong khi đó trạng thái IIIA1 lại có xu hướng phân bố ngẫu nhiên. Kết quả nghiên cứu về hồ sơ đa dạng loài cây gỗ cho thấy những OTC thuộc trạng thái IIIA2 có tính đa dạng loài cây gỗ nội tại đa dạng nhất, ngược lại không có sự
đang nạp các trang xem trước