TAILIEUCHUNG - Chất văn chương trong Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân
Nhốt cả sông Đà vào một quyển sách, công việc trị thủy ấy của văn chương thật khó thay. Vậy mà Nguyễn Tuân làm được. Nhưng phải là cật lực. Phải bám những người lái đò sông Đà (kể cả ông đò hay cởi truồng) để trôi dài theo bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử, phải tìm một lối riêng, lặn sâu xuống hút nước để từ cái rốn sông ấy mà thấy bụng nước như một cái thành giếng xây toàn bằng nước sông xanh ve một áng thủy tinh khối đúc dày, phải bay lên thật sự, nâng con người tới tầm cao có thể nhìn con sông năm trăm cây số dài chỉ còn là một áng tóc trữ tỉnh, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mấy trời Tây Bắc. Phải đi đến cùng từng trải, tài năng, khổ công. thâu tóm lấy con sông hung tợn để rồi chính nó ngoan ngoãn theo đầu ngọn bút mà bền bỉ bồi đắp đầy ắp những trang Sông Đà ta đang có trên tay. | Chất văn chương trong Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân Đề bài: Chất văn chương trong Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân Bài làm Nhốt cả sông Đà vào một quyển sách, công việc trị thủy ấy của văn chương thật khó thay. Vậy mà Nguyễn Tuân làm được. Nhưng phải là cật lực. Phải bám những người lái đò sông Đà (kể cả ông đò hay cởi truồng) để trôi dài theo bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử, phải tìm một lối riêng, lặn sâu xuống hút nước để từ cái rốn sông ấy mà thấy bụng nước như một cái thành giếng xây toàn bằng nước sông xanh ve một áng thủy tinh khối đúc dày, phải bay lên thật sự, nâng con người tới tầm cao có thể nhìn con sông năm trăm cây số dài chỉ còn là một áng tóc trữ tỉnh, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mấy trời Tây Bắc. Phải đi đến cùng từng trải, tài năng, khổ công. thâu tóm lấy con sông hung tợn để rồi chính nó ngoan ngoãn theo đầu ngọn bút mà bền bỉ bồi đắp đầy ắp những trang Sông Đà ta đang có trên tay. Một con sông văn như thế viết ra được đã khó, đọc nó cũng không phải dễ. Đã đành phải theo Nguyễn Tuân xuôi đến trang cuối của tác phẩm nhưng nhiều khi phải thoát ra sự hạn chế của dòng văn, trang văn để tìm ra cái đẹp toàn bài văn. Thoát ra rồi nhìn lại toàn bài Người lái dò sông Đà mới hay, cho mãi đến dòng cuối của bài viết, cái bến đò màu cờ mới được xuất hiện khi đoàn thuyền khoa học gắn quốc kì đã ghé vào và thả neo như hạ một quyết tâm đỏ, trị con sông dữ tợn này, bắt nó phải phục vụ cuộc sống, nhưng cứ nghĩ, cái bến đỏ cờ ấy chính là cái bến xa nào đó trong sương mù mà người lái đò Sông Đà ngay khi bước vào trang văn đã hướng nhỡn giới vòi vọi mong chờ, đã mong chờ từ ngay thượng nguồn của bài tùy bút này. Mối liên hệ nghệ thuật giữa nhỡn giới của ông lái đò và bến đậu của ngọn quốc kì có thể xem như phép kết cấu đầu cuối tương ứng, xem như chuyện phục bút kịp thời ở .
đang nạp các trang xem trước