TAILIEUCHUNG - Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí 11 năm 2018-2019 - Trường THCS&THPT Võ Nguyên Giáp

Dưới đây là Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí 11 năm 2018-2019 - Trường THCS&THPT Võ Nguyên Giáp tổng hợp kiến thức môn học trong học kì này, hi vọng đây sẽ là tư liệu hữu ích giúp các em ôn tập thật tốt chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt kết quả cao. | Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí 11 năm 2018-2019 - Trường THCS&THPT Võ Nguyên Giáp Trường THCS & THPT Võ Nguyên Giáp ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIÊM TRA HKII – NĂM HOC 2018­2019 ̉ ̣ MÔN: VẬT LÍ 11 A. LÝ THUYẾT Chương IV: TỪ TRƯỜNG 1. Từ trường ­ Các vật liệu thường được dùng để làm nam châm: sắt, niken, côban, mangan, gađôlinium, disprosium. ­ Từ tính của dây dẫn có dòng điện: + dòng điện có thể tác dụng lực lên nam châm + nam châm có thể tác dụng lực lên dòng điện + hai dòng điện có thể tương tác với nhau. Tương tác giữa nam châm với nam châm, nam châm với dòng điện và dòng điện với dòng điện gọi là tương tác từ, ta cũng có thể nói dòng điện và nam châm có từ tính. ­ Định nghĩa từ trường: Từ trường là 1 dạng vật chất tồn tại trong không gian mà biểu hiện cụ thể là sự xuất hiện của lực từ tác dụng lên 1 dòng điện hay 1 nam châm đặt trong đó (xung quanh 1 nam châm hay 1 dòng điện tồn tại từ trường) Từ trường đều là từ trường mà đặc tính của nó giống nhau tại mỗi điểm, các đường sức từ là những đường thẳng song song, cùng chiều và cách đều nhau. ­ Hướng của từ trường: Tuân theo quy tắc “ vào nam (S) ra bắc (N)” hoặc quy tắc “nắm tay phải” Quy tắc nắm tay phải: Để bàn tay phải sao cho ngón cái nằm dọc theo dây dẫn và chỉ theo chiều dòng điện, khi đó các ngón kia khum lại cho ta chiều của các đường sức từ. ­ Đướng sức từ : Định nghĩa: Đướng sức từ là những đường vẽ ở trong không gian có từ trường sao cho tiếp tuyến tại mỗi điểm có phương trùng với phương của từ trường tại điểm đó. 4 tính chất của đường sức từ: + Qua mỗi điểm trong không gian chỉ vẽ được 1 đường sức từ. + Các đường sức từ là những đường cong khép kín hoặc vô hạn ở 2 đầu. + Chiều của đường sức từ tuân theo những quy tắc xác định ( vào nam ra bắc, nắm tay phải). .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.