TAILIEUCHUNG - Nhìn lại quá trình di dân trên địa bàn xã Ia Hlốp - huyện Chư Sê - tỉnh Gia Lai giai đoạn 1976-2018
Xã Ia Hlốp được thành lập vào tháng 11/1976, vốn trước đây thuộc về huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai. Năm 1981, huyện Chư Sê thành lập, xã Ia Hlốp được sáp nhập vào huyện Chư Sê. Đây là vùng đất rất được thiên nhiên ưu đãi với diện tích tự nhiên khá rộng: ha, trong đó phần lớn là đất Bazan màu mỡ ở độ cao khoảng 400 m - 500 m so với mặt biển, khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên đã tạo ra hai mùa mưa, khô rõ rệt với lượng mưa trung bình từ - mm, nhiệt độ trung bình năm là 22 - 25OC, chạy dọc theo địa bàn xã có hai con suối Ia Blin và Ồ Lô với nguồn nước dồi dào rất thích hợp cho những cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao như cà phê, hồ tiêu và cao su. | Nhìn lại quá trình di dân trên địa bàn xã Ia Hlốp - huyện Chư Sê - tỉnh Gia Lai giai đoạn 1976-2018 48 TIN TÖÙC KHOA HOÏC TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG Nhìn lại quá trình di dân trên địa bàn xã Ia Hlốp - huyện Chư Sê - tỉnh Gia Lai giai đoạn 1976-2018 ThS. TRẦN THỊ THANH THUẬN Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, Chư Sê, Gia Lai Xã Ia Hlốp được thành lập vào tháng 11/1976, vốn trước đây thuộc về huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai. Năm 1981, huyện Chư Sê thành lập, xã Ia Hlốp được sáp nhập vào huyện Chư Sê. Đây là vùng đất rất được thiên nhiên ưu đãi với diện tích tự nhiên khá rộng: ha, trong đó phần lớn là đất Bazan màu mỡ ở độ cao khoảng 400 m - 500 m so với mặt biển, khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên đã tạo ra hai mùa mưa, khô rõ rệt với lượng mưa trung bình từ - mm, nhiệt độ trung bình năm là 22 - 25OC, chạy dọc theo địa bàn xã có hai con suối Ia Blin và Ồ Lô với nguồn nước dồi dào rất thích hợp cho những cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao như cà phê, hồ tiêu và cao su. Chính điều kiện tự nhiên thuận lợi đó đã biến nơi này trở thành vùng đất lý tưởng cho nhiều hộ gia đình khắp mọi miền tổ quốc. Vì vậy, từ sau ngày miền Nam giải phóng, đất nước thống nhất, mảnh đất này đã chứng kiến nhiều luồng di dân diễn ra. Quá trình di dân kéo dài đó đã góp phần không nhỏ làm cho mảnh đất Ia Hlốp hoang sơ, nghèo nàn, lạc hậu trở mình mạnh mẽ. Tuy nhiên hiện tượng nào cũng có tính hai mặt của nó, bên cạnh những tác động tích cực thì di dân cũng để lại những yếu tố tiêu cực. Do đó, việc nghiên cứu và tìm hiểu về quá trình di dân tại địa bàn xã Ia Hlốp mang tính cấp thiết, nhằm khôi phục một cách hoàn chỉnh về bức tranh lịch sử của quá trình di dân, qua đó đánh giá được những đóng góp của lực lượng di dân đối với sự phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng của địa phương, đồng thời thấy được những khó khăn mắc phải do vấn đề di dân tạo ra. 1. Những chủ trương .
đang nạp các trang xem trước