TAILIEUCHUNG - Đánh giá ô nhiễm kim loại nặng trong rau quả, thực phẩm tiêu thụ trên địa bàn Hà Nội mở rộng
Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá hiện trạng ô nhiễm KLN (Cd, Pb) trong các mẫu lương thực, thực phẩm thu thập ở các chợ cóc, đầu mối tại các quận Hai Bà Trưng, Đống Đa, Cầu Giấy, Hoàng Mai. Các mẫu gạo, ngũ cốc, ngô khoai, rau, thịt và thủy sản các loại được gia công hóa học theo phương pháp của Jarvis (1992) trước khi đem phân tích bằng thiết bị ICP-MS. | Đánh giá ô nhiễm kim loại nặng trong rau quả, thực phẩm tiêu thụ trên địa bàn Hà Nội mở rộng KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ ĐÁNH GIÁ Ô NHIỄM KIM LOẠI NẶNG TRONG RAU QUẢ, THỰC PHẨM TIÊU THỤ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI MỞ RỘNG Nguyễn Mai Lan (1) Cung Thượng Chí TÓM TẮT Các hoạt động xảy ra trong tự nhiên và đặc biệt các hoạt động của con người đã sản sinh ra một lượng lớn chất thải vào môi trường đất, nước và không khí. Các kim loại nặng (KLN) trong các chất thải này khi thải vào đất, nước sẽ làm thực, động vật trong khu vực hấp thu qua dây chuyền thức ăn. Việc tích tụ KLN trong cơ thể sẽ dẫn đến những ảnh hưởng nguy hại cho sức khỏe con người. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá hiện trạng ô nhiễm KLN (Cd, Pb) trong các mẫu lương thực, thực phẩm thu thập ở các chợ cóc, đầu mối tại các quận Hai Bà Trưng, Đống Đa, Cầu Giấy, Hoàng Mai. Các mẫu gạo, ngũ cốc, ngô khoai, rau, thịt và thủy sản các loại được gia công hóa học theo phương pháp của Jarvis (1992) trước khi đem phân tích bằng thiết bị ICP-MS. Kết quả phân tích được đối sánh với các tiêu chuẩn của QCVN8-2:2011/BYT, TC FAO/WHO 1995, TC AUS/NZ 2015 cho thấy, hàm lượng các KLN phân tích (Cd, Pb) vượt giới hạn cho phép từ vài lần cho đến vài chục lần. Đặc biệt, rau xà lách và thịt các loại có hàm lượng Pb đặc biệt rất cao. Như vậy, việc sử dụng thực phẩm hiện nay tương đối không an toàn, ít nhất là đối với các khu vực nằm trong phạm vi nghiên cứu. Do đó, cần phải thực hiện nhiều biện pháp phòng ngừa trong quá trình sản xuất, làm sạch, chế biến. Từ khóa: Kim loại nặng, ô nhiễm, thực phẩm, Hà Nội. 1. Đặt vấn đề vật gần 23%, do có độc tố tự nhiên gần 20%. Ngoài ra, Hiện nay, ở Việt Nam tình trạng ô nhiễm môi còn tình trạng lạm dụng phụ gia thực phẩm như hàn trường nông nghiệp ngày càng nghiêm trọng. Việc the, phẩm mầu, chất tạo độ giòn, dai ngoài danh mục thiếu kiến thức trong sản xuất, chạy theo năng xuất và Bộ Y tế cho phép trong quá
đang nạp các trang xem trước