TAILIEUCHUNG - Tìm hiểu hành trạng thiền sư Bản Quả - Khoáng Viên, vị thầy của sư Nguyên Thiều Hoán Bích
Khoáng Viên như một ẩn số khi sử liệu về sư ít, bản thân sư lại nhiều tên. Ở Việt Nam, sư được biết đến là thầy của Nguyên Thiều với thông tin vắn gọn trong các sử liệu chữ Hán hiện có là “Báo Tư tự Giang Lăng Bản Quả Khoáng Viên”. Sống trong thời động loạn, bên ngoài thì thay triều đổi đại, nội bộ Phật giáo đang diễn ra cuộc tranh luận mang tính lịch sử của Thiền tông vào cuối Minh đầu Thanh,trong lúc đó hệ phái truyền thừa trực tiếp của sư đang đại diện cho một trong hai thế lực hãy còn ở thời đỉnh cao của tranh luận, do vậy đệ tử bôn ba khắp nơi mỗi người mỗi ngả | Tìm hiểu hành trạng thiền sư Bản Quả - Khoáng Viên, vị thầy của sư Nguyên Thiều Hoán Bích Nghiên cứu Tôn giáo. Số 9 – 2017 17 PHAN TRƯƠNG QUỐC TRUNG* NGUYỄN HỮU SỬ** TÌM HIỂU HÀNH TRẠNG THIỀN SƯ BẢN QUẢ - KHOÁNG VIÊN, VỊ THẦY CỦA SƯ NGUYÊN THIỀU HOÁN BÍCH Tóm tắt: Khoáng Viên như một ẩn số khi sử liệu về sư ít, bản thân sư lại nhiều tên. Ở Việt Nam, sư được biết đến là thầy của Nguyên Thiều với thông tin vắn gọn trong các sử liệu chữ Hán hiện có là “Báo Tư tự Giang Lăng Bản Quả Khoáng Viên”. Sống trong thời động loạn, bên ngoài thì thay triều đổi đại, nội bộ Phật giáo đang diễn ra cuộc tranh luận mang tính lịch sử của Thiền tông vào cuối Minh đầu Thanh,trong lúc đó hệ phái truyền thừa trực tiếp của sư đang đại diện cho một trong hai thế lực hãy còn ở thời đỉnh cao của tranh luận, do vậy đệ tử bôn ba khắp nơi mỗi người mỗi ngả Nhặt lại những mảnh ghép lịch sử để vẽ nên bức chân dung của sư có ý nghĩa lớn trong việc nghiên cứu tư tưởng Thiền học của phái Lâm Tế trước và sau khi truyền sang Việt Nam, đồng thời nó sẽ đóng góp thiết thực trong việc nghiên cứu các mối quan hệ giao lưu trao đổi thư tịch qua lại giữa Đàng Trong và vùng Quảng Đông, Phúc Kiến vào thời đó. Từ khóa: Phật giáo, Thiền tông, Lâm Tế, Khoáng Viên, Nguyên Thiều. Đặt vấn đề Thiền sư Khoáng Viên - một mắc xích quan trọng trong mạch truyền thừa phái thiền Lâm Tế ở Đàng Trong. Đệ tử của sư Bản Quả, tức sư Nguyên Thiều, là người có công lớn với Phật giáo. Sư được biết đến với tư cách là người truyền tông phái Lâm Tế đầu tiên ở vùng Nam Hà, ngoài ra ông còn là sứ giả thành công trong chuyến hồi * Nghiên cứu độc lập. ** Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Ngày nhận bài: 8/6/2017; Ngày biên tập: 15/7/2017; Ngày duyệt đăng: 8/8/2017. 18 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 9 - 2017 hương thỉnh cao tăng, tượng Phật, pháp khí từ Trung Hoa sang Việt Nam. Vì vậy, việc nghiên cứu về tiểu sử, hành trạng vị thầy của ông, tức
đang nạp các trang xem trước