TAILIEUCHUNG - Nghị định số 41/2018/NĐ-CP: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập
Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, thời hiệu xử phạt, hình thức xử phạt, mức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập. | Nghị định số 41/2018/NĐ-CP: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 41/2018/NĐCP Hà Nội, ngày 12 tháng 3 năm 2018 NGHỊ ĐỊNH Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Căn cứ Luật kế toán ngày 20 tháng 11 năm 2015; Căn cứ Luật kiểm toán độc lập ngày 29 tháng 3 năm 2011; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập. Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh 1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, thời hiệu xử phạt, hình thức xử phạt, mức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập. 2. Các hành vi vi phạm hành chính có liên quan đến lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập mà không quy định tại Nghị định này thì áp dụng theo quy định tại các Nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt. Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Cá nhân tổ chức trong nước và nước ngoài (sau đây gọi là cá nhân, tổ chức) có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập. 2. Hộ kinh doanh, tổ hợp tác vi phạm các quy định của Nghị định này bị xử phạt như đối với cá nhân vi phạm. 3. Tổ chức là đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập theo quy định của Nghị định này bao gồm: a) Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao; b) Tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước; .
đang nạp các trang xem trước