TAILIEUCHUNG - Tư tưởng giải thoát trong kinh Upanishad

Bài viết phân tích tư tưởng giải thoát trong kinh Upanishad với ba nội dung cơ bản: 1. Tại sao phải giải thoát; 2. Thế nào là giải thoát; 3. Con đường giải thoát. | Tư tưởng giải thoát trong kinh Upanishad JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 5, pp. 92-98 This paper is available online at TƯ TƯỞNG GIẢI THOÁT TRONG KINH UPANISHAD Nguyễn Thị Toan Khoa Triết học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Upanishad là bộ kinh đánh dấu bước ngoặt trong tư duy người Ấn Độ, chuyển từ thế giới quan thần thoại tôn giáo sang tư duy triết học, khai phá con đường trí tuệ để lí giải về bản thể vũ trụ và bản chất đời sống tinh thần của con người. Một trong những nội dung trọng tâm của Upanishad là tư tưởng giải thoát. Bài viết phân tích tư tưởng giải thoát trong kinh Upanishad với ba nội dung cơ bản: 1. Tại sao phải giải thoát; 2. Thế nào là giải thoát; 3. Con đường giải thoát. Từ khóa: Upanishad, Atman, Brahman, giải thoát. 1. Mở đầu Ở Ấn Độ cổ đại, sự xuất hiện kinh Upanishad trong văn học Veda là một cuộc cách mạng giải phóng tư duy người Ấn khỏi những nghi lễ ma thuật, bằng trí tuệ để lí giải những vấn đề về bản chất của vũ trụ và khám phá bản chất đời sống tinh thần, từ sự phản tư tinh thần tìm con đường giải thoát cho con người khỏi những nỗi khổ cuộc đời. Đã có một số công trình nghiên cứu về tư tưởng giải thoát của triết học Ấn Độ, trong đó ít nhiều có đề cập tới vấn đề giải thoát trong Upanishad như: Biện chứng của giải thoát trong tư tưởng Ấn Độ của Nghiêm Xuân Hồng [8], Tư tưởng giải thoát trong triết học Ấn Độ của Doãn Chính [3]. Tác giả Phạm Tấn Xuân Cao cũng có bài viết Những nội dung tư tưởng triết học cơ bản của Upanishad phân tích khá toàn diện về nội dung triết học của Upanishad [1]. Bên cạnh đó, có một số luận văn, bài báo, đề tài khoa học nghiên cứu về Ấn Độ ở các phương diện văn học nghệ thuật, tâm lí học, chính trị . Tất cả các công trình này đều đề cập tới Upanishad. Tuy nhiên, chưa có công trình nào bàn một cách hệ thống về tư tưởng giải thoát trong bộ kinh này. 2. Nội dung .

TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
41    190    5    01-01-2025
8    166    3    01-01-2025
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.