TAILIEUCHUNG - SKKN: Một số giải pháp rèn luyện sự tự tin, mạnh dạn trong học tập cho học sinh vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số qua công tác giảng dạy và chủ nhiệm
Mục tiêu của đề tài: Trên cơ sở tìm hiểu lí luận và thực tiễn việc rèn luyện sự tự tin, mạnh dạn cho học sinh ở vùng khó khăn, học sinh đồng bào dân tộc thiểu số trong công tác giảng dạy và chủ nhiệm trong chương trình THCS. Qua đó, giúp giáo viên có được những kinh nghiệm rèn luyện học sinh trở nên nhanh nhẹn và mạnh dạn hơn trong mọi lĩnh vực. Phát hiện và phát triển khả năng riêng biệt của từng học sinh gắn với hoạt động học tập và các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Bồi dưỡng những nhân tố có khả năng riêng biệt nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập của đất nước. | SKKN: Một số giải pháp rèn luyện sự tự tin, mạnh dạn trong học tập cho học sinh vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số qua công tác giảng dạy và chủ nhiệm I. Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Đất nước ta từ xưa tới nay luôn coi trọng giáo dục và xem giáo dục là quốc sách hàng đầu. Bởi vì giáo dục đã cung cấp tri thức để nhằm phát huy năng lực, trí tuệ, phẩm chất, nhân cách của con người. Và để nền giáo dục của nước ta sánh vai được với các nước trong khu vực thì Bộ Giáo dục đã không ngừng đổi mới về mọi mặt. Chính vì thế, việc dạy học cũng phải đổi mới, phải hiện đại hơn trước, phải coi trọng sự tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập. Để thực hiện được vấn đề đó đòi hỏi ở mỗi học sinh phải có tính tự giác cao, đặc biệt phải có tính mạnh dạn để các em hoàn thành các nhiệm vụ học tập. Ngạn ngữ có câu “mạnh dạn sẽ đến thành công cho bạn”. Quả đúng như thế, trong thực tế cuộc sống đa số những ai mạnh dạn, có năng lực thì thường được nhiều kết quả tốt kể cả trong lĩnh vực kinh tế. Người có năng lực nếu không mạnh dạn thì không thể thực hiện thành công công việc hay nói cách khác là không dám làm bất cứ điều gì vì sợ mình sẽ thất bại và rồi công việc sẽ bị người khác tranh. Còn nếu người có năng lực kết hợp với tính mạnh dạn, dám nghĩ dám làm thì cơ hội thành công là rất lớn. Nhiều năm nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có chủ trương dạy kĩ năng sống là một trong những tiêu chí đánh giá “Trường học thân thiện học sinh tích cực”. Bản thân tôi là một giáo viên có nhiều năm công tác tại vùng khó khăn, được tiếp xúc với nhiều học sinh có hoàn cảnh khác nhau, phần lớn tôi nhận thấy hầu như các em ở vùng khó khăn, những em đồng bào dân tộc thiểu số đều có một điểm chung khác hơn hẳn so với những em có điều kiện thuận lợi hơn là các em thiếu tính mạnh dạn, sự tự tin trong học tập và các hoạt động ngoài giờ lên lớp. 1 Xuất phát từ .
đang nạp các trang xem trước