TAILIEUCHUNG - Quốc hiệu nhà Lý
Tác giả bài viết này cho rằng, dưới thời Lý, trong nước vẫn thường xưng tên nước là Việt, Đại Việt, Cự Việt, Nam Việt, là những tên nước đã từng được sử dụng ở các triều đại trước. Sự thật là vua Lý Thánh Tông chưa từng đặt quốc hiệu mới là Đại Việt vào năm 1054 như Đại Việt sử ký toàn thư đã chép. | Quốc hiệu nhà Lý 134 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 4 (138) . 2017 QUỐC HIỆU NHÀ LÝ Đinh Văn Tuấn * Theo Đại Việt sử ký toàn thư, vào năm 1054, sau khi lên ngôi, vua Lý Thánh Tông đặt ra quốc hiệu là Đại Việt ( “kiến quốc hiệu viết Đại Việt” 建國號曰大 越),(1) và từ đó về sau được các triều đại Trần, Hậu Lê, Lê trung hưng, chúa Trịnh - Nguyễn vẫn sử dụng lại quốc hiệu này (quốc hiệu Đại Việt chỉ bị gián đoạn khi nhà Hồ cải quốc hiệu là Đại Ngu và chấm dứt vào thời nhà Nguyễn với quốc hiệu mới là Việt Nam). Hầu như mọi sử gia, học giả trong và ngoài nước Việt Nam từ xưa đến nay đều tin tưởng không chút hoài nghi là quốc hiệu Đại Việt do vua Lý Thánh Tông lần đầu tiên đặt ra. Tuy nhiên, trong bài viết “Nhận thức mới về quốc hiệu nhà Đinh”,(2) chúng tôi đã gợi ý, nhận định như sau: “Sự xuất hiện quốc hiệu Đại Việt trên viên gạch thời Đinh ở Hoa Lư đã là bằng chứng quan trọng để phủ nhận định kiến xưa nay về quốc hiệu Đại Việt do Lý Thánh Tông đặt ra. Sự thật là nhà Lý chỉ dùng lại tên nước cũ từ thời Đinh - Tiền Lê mà thôi”. Bài viết này sẽ tiếp tục mở rộng và đi sâu hơn vào vấn đề này để xác định một lần nữa về quốc hiệu Đại Việt không phải do Lý Thánh Tông đặt ra lần đầu tiên trong lịch sử. Tài liệu khảo cổ, thư tịch liên quan đến quốc hiệu Đại Việt thời Lý Hai tài liệu sử - địa thuộc hàng sớm nhất là Đại Việt sử lược(3) và An Nam chí lược(4) (khoảng đời Trần), thật đáng ngạc nhiên, lại không hề ghi chép gì về sự kiện trọng đại vào năm 1054, Lý Thánh Tông đặt ra quốc hiệu Đại Việt. Quốc hiệu “Đại (Cù) Việt” của Đinh Tiên Hoàng cũng không thấy nhắc đến. Sẽ có người cho là do tính chất “sơ lược” của tác phẩm nên các soạn giả đã bỏ qua. Luận điểm này không thuyết phục vì sự kiện quan trọng là đặt quốc hiệu mới của nước nhà đối với sử gia là không thể xem thường rồi bỏ qua được và trong một tác phẩm sử - địa dù là sơ lược lại càng phải chú trọng nêu ra, bằng chứng là quốc hiệu “Vạn Xuân” của Lý Bí, Nam Việt Đế đã được .
đang nạp các trang xem trước