TAILIEUCHUNG - Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh từ nguồn bùn thải bia, thủy sản lên sinh trưởng và năng suất cây đậu bắp
Để đánh giá hiệu quả của của phân hữu cơ vi sinh (HCVS) được sản xuất từ bùn thải bia và bùn thải thủy sản phối trộn với bã bùn mía lên năng suất đậu bắp (Abelmoschus esculentus Moench), thí nghiệm đồng ruộng được thực hiện trong 3 tháng tại xã Mỹ Hoà, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. | Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh từ nguồn bùn thải bia, thủy sản lên sinh trưởng và năng suất cây đậu bắp Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 2(87)/2018 ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN HỮU CƠ VI SINH TỪ NGUỒN BÙN THẢI BIA, THỦY SẢN LÊN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CÂY ĐẬU BẮP Nguyễn Thị Phương1, Nguyễn Mỹ Hoa2, Đỗ Thị Xuân2 TÓM TẮT Để đánh giá hiệu quả của của phân hữu cơ vi sinh (HCVS) được sản xuất từ bùn thải bia và bùn thải thủy sản phối trộn với bã bùn mía lên năng suất đậu bắp (Abelmoschus esculentus Moench), thí nghiệm đồng ruộng được thực hiện trong 3 tháng tại xã Mỹ Hoà, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Sáu nghiệm thức được bố trí dạng khối hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm: NT1: Bón NPK theo nông dân (208 N - 105 P2O5 - 90 K2O) (Đối chứng); NT2: Bón NPK theo khuyến cáo (NPK KC) (140 N - 90 P2O5 - 90K2O); NT3: Bón NPK KC + 5 tấn/ha PHCVS bùn bia; NT4: Bón 2/3 NPK KC + 5 tấn/ha PHCVS bùn bia; NT5: Bón NPKKC + 5 tấn/ha PHCVS bùn thủy sản; và NT6: Bón 2/3 NPK KC + 5 tấn/ha PHCVS bùn thủy sản. Kết quả bón kết hợp 5 tấn/ha phân hữu cơ vi sinh từ bùn thải bia và bùn thải thủy sản với NPK KC (140 N - 90 P2O5 - 90 K2O) cho thấy: Chiều dài quả 11,92 cm và 11,24 cm, đường kính quả 1,71 cm và 1,69 cm và năng suất quả 9,1 và 9,94 tấn/ha lần lượt so với chỉ bón NPK/ha theo nông dân (208 N - 105 P2O 5 - 90 K2O) là 9,37 cm, 1,52 cm và 5,62 tấn/ha. Từ khóa: Đậu bắp, năng suất, phân hữu cơ vi sinh, bùn bia và bùn thủy sản I. ĐẶT VẤN ĐỀ Ở Việt Nam lượng bùn thải từ nước thải nhà trồng giúp cải tạo đất, tăng năng suất cây trồng đồng máy sản xuất bia đạt khoảng 6 triệu tấn/năm và thời làm giảm tình trạng ô nhiễm môi trường. Kết lượng bùn thải từ thủy sản nhà máy chế biến thủy quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương và cộng sản là tấn/năm. Trong đó, một phần lượng tác viên (2017a,b) cho thấy bùn thải bia và bùn thải bùn thải này được tái chế làm thức ăn cho gia cầm thủy sản có thể được ủ phối trộn với bùn mía để sản (Westendorf .
đang nạp các trang xem trước