TAILIEUCHUNG - Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn cơ sở dược liệu Tam thất hoang
Tiêu chuẩn cơ sở dược liệu Tam thất hoang được xây dựng bao gồm: Mô tả, vi phẫu, soi bột, độ ẩm, tro toàn phần, tạp chất khác, định tính và định lượng. Kết quả nghiên cứu cho thấy dược liệu Tam thất hoang thường nhiều đốt, cong ngoằn ngoèo, dài 3 - 10 cm, đường kính 0,3 - 1,0 cm; Mặt ngoài màu nâu hay màu vàng xám, có những vết nhăn dọc, mảnh, mùi thơm nhẹ đặc trưng, vị đắng, hơi ngọt. | Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn cơ sở dược liệu Tam thất hoang Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 7(80)/2017 NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN CƠ SỞ DƯỢC LIỆU TAM THẤT HOANG Nguyễn Quang Vĩnh1, Nguyễn Thị Phương2, Bùi Tuấn Anh1, Trần Văn Tú1, Vũ Thị Hải1, Lê Huy Công1 TÓM TẮT Tiêu chuẩn cơ sở dược liệu Tam thất hoang được xây dựng bao gồm: Mô tả, vi phẫu, soi bột, độ ẩm, tro toàn phần, tạp chất khác, định tính và định lượng. Kết quả nghiên cứu cho thấy dược liệu Tam thất hoang thường nhiều đốt, cong ngoằn ngoèo, dài 3 - 10 cm, đường kính 0,3 - 1,0 cm; Mặt ngoài màu nâu hay màu vàng xám, có những vết nhăn dọc, mảnh, mùi thơm nhẹ đặc trưng, vị đắng, hơi ngọt. Vi phẫu thân thấy có lớp bần gồm từ 7 - 10 lớp tế bào hình chữ nhật, xếp chồng lên nhau, đều đặn; Mô mềm vỏ chứa nhiều hạt tinh bột, rải rác có những ống tiết chứa chất nhựa và tinh thể calci oxalat hình cầu gai; Libe - gỗ xếp thành từng bó hướng vào tâm; Mạch gỗ rất ít. Bột có màu nâu nhạt, vị thơm, vị hơi ngọt; Hạt tinh bột hình tròn, hình chuông hay hình nhiều cạnh. Hàm ẩm không quá 13 %, độ tro không quá 8 %, định tính dược liệu phải có acid oleanolic và hàm lượng AO không được thấp hơn 1%. Nghiên cứu này góp phần kiểm soát tốt chất lượng và nâng cao giá trị của dược liệu Tam thất hoang. Từ khóa: Tam thất hoang, tiêu chuẩn cơ sở dược liệu, mô tả, vi phẫu I. ĐẶT VẤN ĐỀ này, nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát các chỉ Tam thất hoang (Panax stipuleanatus H. T. Tsai tiêu để xây dựng tiêu chuẩn cở sở cho dược liệu Tam et K. M. Feng) là một trong 12 loài thuộc chi Panax thất hoang. - họ nhân sâm (Araliaceae) đã được các nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu. Ở Việt Nam loài này II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU chỉ xuất hiện ở huyện Sa Pa (núi Hàm Rồng - thị . Vật liệu nghiên cứu trấn Sa Pa và xã Tả Phìn) và huyện Bát Xát (xã Trung Thân rễ và rễ củ Tam thất hoang thu hái tại Vườn Lèng Hồ), tỉnh Lào Cai.
đang nạp các trang xem trước