TAILIEUCHUNG - Cơ sở lý thuyết tạo dáng lá cánh và ứng dụng công cụ mô phỏng trong tính toán thiết kế máy nén dọc trục
Giới thiệu cơ sở lý thuyết cho việc xây dựng thuật toán tạo dáng lá cánh và những kết quả bước đầu ứng dụng công cụ mô phỏng thay thế thực nghiệm trong nghiên cứu tạo hình dạng lá máy nén dọc trục. Kết quả mô phỏng được so sánh và cho thấy có sự trùng hợp tốt với kết quả tính toán sơ bộ độc lập đồng thời chỉ ra sự cần thiết của vành lá dẫn dòng đặt trước bánh công tác của mô hình nghiên cứu, chứng tỏ tính tin cậy và hiệu quả của phương pháp sử dụng. | Cơ sở lý thuyết tạo dáng lá cánh và ứng dụng công cụ mô phỏng trong tính toán thiết kế máy nén dọc trục Cơ học & Điều khiển thiết bị bay CƠ SỞ LÝ THUYẾT TẠO DÁNG LÁ CÁNH VÀ ỨNG DỤNG CÔNG CỤ MÔ PHỎNG TRONG TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÁY NÉN DỌC TRỤC Nguyễn Khánh Chính1*, Phạm Thiện Hân1, Phạm Vũ Uy2 Tóm tắt: Giới thiệu cơ sở lý thuyết cho việc xây dựng thuật toán tạo dáng lá cánh và những kết quả bước đầu ứng dụng công cụ mô phỏng thay thế thực nghiệm trong nghiên cứu tạo hình dạng lá máy nén dọc trục. Kết quả mô phỏng được so sánh và cho thấy có sự trùng hợp tốt với kết quả tính toán sơ bộ độc lập đồng thời chỉ ra sự cần thiết của vành lá dẫn dòng đặt trước bánh công tác của mô hình nghiên cứu, chứng tỏ tính tin cậy và hiệu quả của phương pháp sử dụng. Từ khóa: Động cơ tua bin phản lực, Máy nén, Tạo dạng lá, Mô phỏng. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Động cơ tuabin khí là thiết bị phức tạp. Để đi đến cấu hình cuối cùng, từng bộ phận của động cơ đã trải qua các bước thiết kế, chế tạo, thử nghiệm, hiệu chỉnh phức tạp và tốn kém. Trong động cơ tua bin, các bộ phận quay (máy nén, tua bin.) là những bộ phận quan trọng, và hình dạng lá cánh của chúng có ảnh hưởng quyết định đến khả năng làm việc, hiệu suất của mỗi bộ phận cũng như toàn bộ động cơ. Trong thiết kế, chế tạo máy nén dọc trục của động cơ, thiết kế tạo hình lá cánh là một bài toán thiết kế cơ bản. Ngoài cơ sở lý thuyết, thiết kế tạo hình lá cánh cần phải sử dụng một loạt các hệ số, bảng số liệu, đồ thị, công thức có từ thực nghiệm. Sau thiết kế, chế tạo cần phải thử nghiệm, hiệu chỉnh nhiều lần để đạt được yêu cầu thiết kế. Mặt khác qua sử dụng, do phải chịu ảnh hưởng tương tác của môi trường mà hình dạng ban đầu của lá cánh máy nén không còn được như ban đầu (do mài mòn, biến dạng, va đập.) làm cho khả năng hoạt động của chúng suy giảm dần. Việc thiết kế mới hay kiểm tra, đánh giá khả năng hoạt động của các bộ phận động cơ theo thời gian khai thác đòi hỏi phải tiếp tục đầu
đang nạp các trang xem trước