TAILIEUCHUNG - Các giải pháp và mô hình kinh tế giảm nghèo bền vững ở các xã miền núi và bãi ngang ven biển tỉnh Nghệ An
Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất nước với nhiều xã miền núi và bãi ngang ven biển có tỉ lệ hộ nghèo cao. Từ năm 2016, chuẩn nghèo đa chiều được áp dụng, tỉ lệ hộ nghèo của tỉnh tăng lên. Ngoài thu nhập thấp, các hộ nghèo còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội như giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng. | Các giải pháp và mô hình kinh tế giảm nghèo bền vững ở các xã miền núi và bãi ngang ven biển tỉnh Nghệ An Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 48, Số 1B (2019), tr. 71-80 CÁC GIẢI PHÁP VÀ MÔ HÌNH KINH TẾ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG Ở CÁC XÃ MIỀN NÚI VÀ BÃI NGANG VEN BIỂN TỈNH NGHỆ AN Hoàng Phan Hải Yến, Nguyễn Thị Trang Thanh, Nguyễn Thị Hoài Trường Đại học Vinh Ngày nhận bài 18/02/2019, ngày nhận đăng 19/4/2019 Tóm tắt: Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất nước với nhiều xã miền núi và bãi ngang ven biển có tỉ lệ hộ nghèo cao. Từ năm 2016, chuẩn nghèo đa chiều được áp dụng, tỉ lệ hộ nghèo của tỉnh tăng lên. Ngoài thu nhập thấp, các hộ nghèo còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội như giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng Để giảm nghèo bền vững cho các hộ nghèo, các giải pháp cần ưu tiên là: nâng cao năng lực và đào tạo nghề, lựa chọn mô hình sinh kế phù hợp, hình thành các tổ hợp tác trong sản xuất, liên kết với các doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm 1. Mở đầu Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, xóa nghèo không còn là trách nhiệm của một quốc gia mà đã trở thành mối quan tâm của cả cộng đồng quốc tế. “Xoá nghèo hoàn toàn cho tất cả mọi người, mọi nơi trên thế giới” là mục tiêu đầu tiên trong 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc đến năm 2030 đã được 193 quốc gia thông qua vào tháng 9/2015. Trong những thập kỉ gần đây, tiếp cận nghèo từ nghèo đơn chiều đã chuyển sang nghèo đa chiều phù hợp với sự phát triển của xã hội. Năm 1997, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã đề cập đến nghèo đa chiều trong Báo cáo phát triển con người. Gần đây, UNDP đã sử dụng Chỉ số nghèo đa chiều (MPI) để đo lường nghèo của 104 quốc gia trong Báo cáo phát triển con người năm 2010. Phần lớn các nghiên cứu đều sử dụng các tiêu chí giáo dục, y tế và mức sống để xác định nghèo đa chiều. Ở Việt Nam, năm 2015, Chính phủ đã ban hành Quyết định chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - .
đang nạp các trang xem trước